Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến với chúng tôi,
Đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có ảnh hưởng đến mắt. Vi khuẩn truyền nhiễm, lây lan do tiếp xúc với mắt, mí mắt, mũi, cổ họng của người nhiễm hoặc do tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi khuẩn. Nếu không được điều trị, bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến mù lòa.
Bệnh mắt hột là tình trạng viêm mạn tính lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc). Nguyên nhân gây bệnh là do:
– Bệnh đau mắt hột do một loại vi khuẩn nhỏ ký sinh trùng có tên là Chlamydia trachomatis gây ra, nhất là do quá trình vệ sinh kém, dùng nguồn nước ô nhiễm nên tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn lây nhiễm gây bệnh.
– Đau mắt hột lây qua quá trình bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những dịch tiết vùng mắt, ở mũi hay cổ họng hoặc những người bị bệnh đau mắt hột. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể lây lan gián tiếp qua côn trùng như ruồi…
Để phòng ngừa bệnh đau mắt hột người bệnh cần:
– Giữ tay sạch, không dụi bẩn lên mắt, đặc biệt là các em nhỏ.
– Rửa mặt bằng khăn mặt riêng sạch, nước rửa sạch.
– Không tắm ao hồ tránh để nước bẩn bắn vào mắt.
– Nên kính khi đi đường, tránh gió bụi, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ.
– Tiêu diệt ruồi nhặng là trung gian truyền bệnh.
– Đến khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt.
Nếu bạn cần được tư vấn kỹ càng và chi tiết hơn hãy liên hệ với tôi hoặc đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc trực tiếp thăm khám bạn nhé.