Chào bạn Hồng Vân
Với câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như nhau: Bệnh nấm miệng Candida là bệnh nấm do nấm men loại Candida gây ra. Loại nấm này là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh nấm vùng miệng-hầu-họng, dạ dày và bộ phận sinh dục.
Nấm Candida tồn tại ở khắp nơi, thậm chí trên da, trọng miệng của con người,… Khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm này có thể xâm nhập và phát triển nhanh chóng gây ra bệnh nấm Candida trong đó có vùng miệng, gây ra nấm miệng mà dân gian còn gọi là bệnh tưa miệng.
Khi bị nhiễm nấm miệng Candida, người bệnh sẽ có những biểu hiện điển hình như:
– Khu vực má trong, lưỡi, vòm miệng và cổ họng có những mảng màu trắng.
– Ngoài các mảng trắng trên còn có những khu vực bị tấy đỏ, những vùng tấy đỏ thường ngứa và có cảm giác đau rát.
– Khi ăn uống vị giác bị giảm sút, nếu trong tình trạng nặng, người bệnh sẽ gần như mất hoàn toàn vị giác khi ăn uống.
– Khóe miệng nứt nẻ và đỏ ửng (chốc mép) và có thể bị chảy máu nhẹ.
– Nấm miệng lan sâu vùng hầu họng sẽ gây nuốt khó, đau rát khi nuốt.
– Hơi thở có mùi hôi
Với trẻ sơ sinh, nếu bị nấm trẻ thường bỏ bú, quáy khóc, trong miệng, lưỡi có những mảng trắng dày.
Như vậy, khi bị nấm miệng, lưỡi sẽ xuất hiện nhiều vảy trắng, cạo không hết. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào một dấu hiệu này chưa thể kết luận được liệu có bị nấm miệng hay không. Vì trên thực tế việc lưỡi xuất hiện các mảng màu trắng còn do nhiều nguyên nhân như:
– Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến các mảng thức ăn thừa tích tụ trên bề mặt lưỡi.
– Người có thói quen hút thuốc và uống rượu nhiều.
– Kích ứng với các phần sắc nhọn bên trong răng, ví dụ như những người niềng răng,….
Chính vì thế để biết có phải nấm hay không, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục.