Điều trị bệnh suy giáp sản xuất đủ một vài loại hormone

Tham vấn bác sĩ

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại hormone quan trọng cho cơ thể. Bệnh thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu tuy nhiên theo thời gian, suy giáp không được điều trị có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe như béo phì, đau khớp và vô sinh. Phát hiện sớm các dấu hiệu để chẩn đoán và điều trị bệnh suy giáp là điều rất cần thiết.

1. Điều trị bệnh suy giáp như thế nào?

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh suy giáp là bổ sung hormone tuyến giáp levothyroxin hàng ngày

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh suy giáp là bổ sung hormone tuyến giáp levothyroxin hàng ngày

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh suy giáp là bổ sung hormone tuyến giáp  levothyroxin  hàng ngày (Levothroid, Synthroid và một số loại khác). Loại thuốc này giúp phục hồi nồng độ hormone cần thiết, hạn chế các triệu chứng của suy giáp.
Sau 1- 2 tuần điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn. Thuốc cũng dần dần làm giảm nồng độ cholesterol tăng cao do suy giáp, đồng thời cân nặng cũng giảm về mức bình thường. Điều trị bằng levothyroxin thường là suốt đời, tuy nhiên vì lượng hormone có thể thay đổi, người bệnh có thể sẽ cần phải xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) hàng năm.

2. Xác định liều lượng thích hợp cần nhiều thời gian

Để xác định đúng liều lượng levothyroxin ban đầu, bác sĩ thường kiểm tra lại hàm lượng TSH trong máu từ 2 - 6 tháng/lần.

Để xác định đúng liều lượng levothyroxin ban đầu, bác sĩ thường kiểm tra lại hàm lượng TSH trong máu từ 2 – 6 tháng/lần.

Để xác định đúng liều lượng levothyroxin  ban đầu, bác sĩ thường kiểm tra lại hàm lượng TSH trong máu từ 2 – 6 tháng/lần. Quá nhiều hormone có thể gây ra các tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng sự thèm ăn, mất ngủ, tim đập nhanh, run rẩy.
Với những người có bệnh động mạch vành hoặc suy giáp nặng, có thể bắt đầu điều trị với một lượng nhỏ thuốc, sau đó tăng dần liều lượng. Việc tăng dần liều lượng này để tim điều chỉnh để thích nghi với sự tăng quá trình trao đổi chất.
Levothyroxin gây ra hầu như không có tác dụng phụ khi sử dụng ở liều thích hợp và có giá thành tương đối rẻ. Nếu thay đổi nhãn hiệu thuốc, cần thông báo cho bác sĩ biết để đảm bảo người bệnh vẫn nhận đủ liều lượng. Ngoài ra không tự ý bỏ liều hoặc ngừng sử dụng ngay sau khi cảm thấy khỏe hơn vì các triệu chứng của suy giáp sẽ quay lại.

3. Khả năng hấp thụ levothyroxin của cơ thể

Một số loại thuốc, chất bổ sung và thậm chí là các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ levothyroxin.

Một số loại thuốc, chất bổ sung và thậm chí là các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ levothyroxin.

Một số loại thuốc, chất bổ sung và thậm chí là các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ levothyroxin. Cần thông báo cho bác sĩ biết nếu người bệnh đã ăn một lượng lớn các sản phẩm từ đậu nành hoặc một chế độ ăn uống nhiều chất xơ hay do người bệnh tự ý dùng thuốc khác, chẳng hạn như:

  • Chất bổ sung sắt
  • Cholestyramine
  • Hydroxide nhôm, được tìm thấy trong một số thuốc kháng acid
  • Chất bổ sung canxi

Nếu bị suy giáp cận lâm sàng, người bệnh tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về việc điều trị. Khi hàm lượng TSH tăng nhẹ, điều trị bằng hormone tuyến giáp không mang lại ích lợi gì, thậm chí có thể gây hại. Ngược lại, hàm lượng TSH cao hơn, hormone tuyến giáp có thể giúp cải thiện hàm lượng cholesterol, khả năng co bóp ở tim cũng như cải thiện năng lượng cho cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital