Dấu hiệu viêm đường tiết niệu và cách điều trị kịp thời hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu viêm đường tiết niệu là một việc làm quan trọng mà bạn cần nắm bắt được để đối phó sớm với căn bệnh này.

1. Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm đường tiết niệu

1.1 Tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu ra máu

– Tiểu thường xuyên, mót tiểu là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu mặc dù bạn có thể không uống nhiều nước hoặc muốn đi tiếp ngay cả khi vừa tiểu tiện xong.

– Khi đi tiểu, bạn cảm giác đau buốt khi bắt đầu hoặc khi tiểu xong. Thông thường, nhiễm trùng đường tiết niệu do thấp nhiệt gây ra hiện tượng rát bỏng khi đi tiểu này.

– Vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu, làm tổn thương niêm mạc niệu đạo gây nên hiện tượng tiểu ra máu. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng tiết niệu nặng.

1.2 Đau lưng, đau bụng là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu

Khi đường tiết niệu trên bị nhiễm trùng, bạn sẽ có cảm giác đau ở khu vực lưng và háng. Trong một số trường hợp bệnh nhân cũng có thể bị đau bụng dữ dội và bị chuột rút.

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu và cách điều trị kịp thời hiệu quả

Đau vùng bụng dưới là một triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu

1.3 Sốt cao và mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu

Nếu vi khuẩn lây lan gây nhiễm trùng ở thận, bạn có thể sẽ bị sốt cao bất thường hoặc cảm thấy mệt mỏi, bất lực và buồn nôn.

Đây là một số dấu hiệu viêm đường tiết niệu thường gặp mà bạn cần lưu ý. Nếu có bất cứ triệu chứng nào mà bạn nghi ngờ bị viêm tiết niệu, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

2. Cách điều trị bệnh lý viêm đường tiết niệu hiệu quả

2.1 Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc

Dựa vào tình trạng nhiễm trùng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ xác định phác đồ dùng thuốc và thời gian điều trị phù hợp với mỗi người bệnh.

– Ở những trường hợp viêm đường tiết niệu nhẹ bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị tiêu diệt vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

– Những trường hợp nặng hơn, hoặc tái phát nhiều lần thường phải kéo dài thời gian điều trị thêm nhiều đợt kháng sinh.

Và bệnh nhân cần lưu ý khi các triệu chứng, dấu hiệu viêm đường tiết niệu đã giảm, không có nghĩa là bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy bạn cần thăm khám, sử dụng thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ để có thể điều trị triệt để bệnh lý này. Ngoài ra việc sử dụng thuốc cũng cần theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng kháng sinh, sử dụng thuốc của lần điều trị trước đó bởi có thể sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, đạt hiệu quả điều trị kém.

2.2 Điều trị viêm đường tiết niệu bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt là cách giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bệnh viêm đường tiết niệu tái phát.

– Đầu tiên người bệnh nên uống nhiều nước bởi khi đó nước tiểu sẽ được làm loãng, và đồng thời cơ thể đủ nước sẽ giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu nhanh chóng, giảm việc giữ vi khuẩn lâu trong hệ tiết niệu.

– Trong thời gian mắc viêm đường tiết niệu người bệnh cần hạn chế quan hệ tình dục bởi quá trình này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ngược dòng từ niệu đạo vào bàng quang đặc biệt là ở nữ giới.

– Người bệnh cần vệ sinh cá nhân đúng cách đặc biệt là ở nữ giới, cụ thể là: Sau đại tiện cầu lưu ý lau từ trước ra sau, trong thời gian có kinh nguyệt cần vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên, tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật khó thoát mồ hôi.

– Nên ăn uống đầy đủ chất, bổ sung thực phẩm chứa vitamin C để giúp giảm lượng vi khuẩn có hại trong đường tiết niệu, hạn chế uống rượu bia, nước ngọt có ga… Và đặc biệt cần tăng cường luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe đề kháng chung của cơ thể.

2.3 Điều trị viêm đường tiết niệu cùng các bệnh lý nền

Bệnh nhân mắc viêm đường tiết niệu do các bệnh lý nền là yếu tố thuận lợi thì cần phải điều trị kết hợp các bệnh lý đó. Cụ thể là loại bỏ sỏi đối với bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu, điều trị toàn diện phì đại tuyến tiền liệt, viêm nhiễm âm đạo… từ đó sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai.

Dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu và cách điều trị kịp thời hiệu quả

Khi viêm đường tiết niệu xảy ra bởi nguyên nhân sỏi tiết niệu, bệnh nhân cần điều trị triệt để, loại bỏ sỏi toàn diện khỏi hệ tiết niệu

3. Mức độ nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nếu không điều trị kịp thời

Viêm đường tiết niệu không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc cho người bệnh. Mà nếu không điều trị kịp thời còn dễ dấn đến những biến chứng nguy hiểm như: Viêm thận, áp xe bể thận, nặng hơn là suy thận, nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh đặc biệt là khi nhiễm trùng máu xuất phát từ thận.

Dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu và cách điều trị kịp thời hiệu quả

Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Vậy nên lời khuyên cho người bệnh là nên nhanh chóng đi thăm khám nếu nhận thấy có những triệu chứng bất thường và khi phát hiện mắc bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để loại bỏ triệt để triệu chứng, ngăn chặn biến chứng kịp thời, tránh để bệnh tiếp tục diễn biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiết niệu và sức khỏe tổng quát.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital