Viêm đường tiết niệu ở trẻ, cha mẹ chớ chủ quan

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như sẹo trên thận, tăng huyết áp… Chính vì thế, tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng gây viêm đường tiết niệu trẻ em để biết cách phòng và điều trị hiệu quả, nhanh chóng.

1. Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở hệ tiết niệu gồm: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo… Viêm đường tiết niệu không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở cả trẻ em. Trẻ bị viêm đường tiết niệu khó nhận biết hơn so với người lớn, đồng thời để lại những di chứng và biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó, cha mẹ cần phải hết sức lưu ý.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở hệ tiết niệu gồm: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở hệ tiết niệu gồm: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm đường tiết niệu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm đường tiết niệu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu trẻ em thường gặp:

– Do vi khuẩn E Coli và có thể do một số kí sinh trùng hoặc do vi khuẩn, virus;

– Bệnh viêm đường tiết niệu thường gặp ở các bé gái do cấu tạo bộ phận sinh dục, lỗ niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn nên rất dễ bị viêm nhiễm;

– Ở các bé trai: Do một số dị dạng ở đường tiểu như hiện tượng hẹp, dài bao quy đầu, làm cho nước tiểu đọng lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng;

– Ở trẻ sơ sinh: Do sử dụng bỉm nhiều để lâu không thay cho bé;

– Do trẻ ngồi bệt trên nền đất, vệ sinh không sạch sẽ…

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em.

3. Trẻ bị viêm đường tiết niệu có những biểu hiện gì?

Các biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ em thường “kín đáo” hơn so với ở người lớn. Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ viêm nhiễm mà các biểu hiện lâm sàng của bệnh sẽ thể hiện khác nhau.

– Sốt nhẹ/ cao hoặc sốt kéo dài;

– Một số trường hợp thân nhiệt giảm;

– Trẻ quấy khóc, biếng ăn, nôn;

– Tiêu chảy không rõ nguyên nhân;

– Bị đau khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, mót tiểu nhiều lần trong ngày;

– Tiểu ra máu;

– Nước tiểu bị đục, có mùi khai nồng…;

Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ viêm nhiễm mà các biểu hiện lâm sàng của bệnh sẽ thể hiện khác nhau.

Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ viêm nhiễm mà các biểu hiện lâm sàng của bệnh sẽ thể hiện khác nhau.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Mai Hoa – Bác sĩ Nhi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc: “Ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, ba mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Muốn biết trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không, phải căn cứ vào một trong các dấu hiệu (hoặc có nhiều dấu hiệu) như mô tả ở trên. Phải lấy nước tiểu làm xét nghiệm thông qua xét nghiệm này mới có thể biết được trong nước tiểu có vi khuẩn hay vi nấm. Có thể làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh thích hợp điều trị có hiệu quả nhất cho trẻ. Cũng có thể kiểm tra toàn bộ hệ thống đường tiết niệu bằng siêu âm và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để góp phần chẩn đoán chính xác trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không.”

4. Trẻ bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

4.1. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Các biến chứng của bệnh gồm: Đau khi đi tiểu, rối loạn tiêu hóa, gầy sút cân, nhiễm trùng huyết, viêm thận, sẹo trên thận, tăng huyết áp…

Vì thế, ngay khi phát hiện trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám. Việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu trẻ em, giúp hỗ trợ điều trị dễ dàng hơn.

4.2. Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Hiện nay, phương pháp nội khoa, dùng thuốc là phương pháp phổ biến nhất để điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ. Tùy vào độ tuổi, tác nhân gây bệnh và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan, tự ý mua thuốc cho con. Việc tự ý cho con dùng kháng sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, đồng thời dẫn tới tình trạng “nhờn” thuốc, khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả nhất, cha mẹ nên lưu ý trong việc chăm sóc trẻ:

– Luôn giữ vệ sinh cho bé, đặc biệt sau mỗi lần đi tiểu hoặc đại tiện, ngăn không để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập làm bệnh trở nên nặng hơn;

– Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả để tăng lượng nước và vitamin, giúp tăng sức đề kháng và giúp bài tiết tốt hơn;

Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ thăm khám được rất nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn.

Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ thăm khám được rất nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn.

5. Viêm đường tiết niệu trẻ em phòng thế nào?

– Vệ sinh “vùng kín” của trẻ đúng cách, nên vệ sinh hằng ngày, vệ sinh từ trước ra sau tránh để vi khuẩn xâm nhập vào lỗ tiểu nhất là với các bé gái.

– Thay bỉm thường xuyên để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào lỗ tiểu của trẻ.

– Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày.

– Cho trẻ ăn uống đa dạng, đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.

– Bé trai đi tiểu mà bị phồng ở bao quy đầu và tiểu khó cần cho trẻ đi khám ngay, vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu.

6. Ý kiến người bệnh

Chị Ngô Lan Phương (27 tuổi, kiến trúc sư, Hà Nội): “Ban đầu mình chỉ nghĩ người lớn mới bị viêm đường tiết niệu chứ ai ngờ nhóc nhà mình mới hơn 1 tuổi, đi khám bác sĩ kết luận viêm đường tiết niệu. Khi cầm kết quả mình rất hoảng, sau khi được bác sĩ Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tư vấn, mình cũng an tâm phần nào. Bác sĩ cũng hướng dẫn rất chu đáo cách chăm sóc vệ sinh cho con, uống thuốc theo đơn bác sĩ kê trộm vía con mau khỏe, thật sự cảm ơn các bác sĩ Nhi của  Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc”.

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả điều trị tùy cơ địa của từng khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tin tức mới
Connect Zalo TCI Hospital