Đau bao tử liên tục: Xử lý nhanh đúng cách

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Một trong những thắc mắc được quan tâm đó là khi bị đau bao tử liên tục (đau dạ dày) cần xử lý như thế nào để giảm nhanh cơn đau và giúp người bệnh được dễ chịu hơn?

1. Đau bao tử liên tục có nguy hiểm không?

Đau bao tử (đau dạ dày) là tình trạng phổ biến gặp phải ở rất nhiều người. Đau bao tử tưởng chừng là bệnh lý đơn giản nhưng có thể tái đi tái lại gây ra đau liên tục kéo liên tục nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm.

Đau bao tử liên đến từ nhiều nguyên nhân và ở những cấp độ đau khác nhau nhưng đều sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của người bệnh cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Đau bao tử ở mức độ nhẹ thoáng qua thì có thể xử lý ngay bằng các mẹo đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, với những cơn đau mạn tính, đau quặn từng cơn dữ dội thì cần đặc biệt lưu ý. Các trường hợp này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa và nhiều nguy cơ bệnh lý khác.

Đau bao tử liên tục có nguy nhiểm không?

Cơn đau dạ dày thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

2. Những mẹo xử lý giảm đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày liên tục, bạn có thể áp dụng nhanh những mẹo sau đây sẽ phần nào cải thiện cơn đau và giúp bạn thoải mái hơn.

2.1. Xoa bóp bụng

Xoa bóp bụng là một liệu pháp vật lý trị liệu sử dụng lực bàn tay tác động trực tiếp vào vùng bụng bị đau. Bạn có thể thực hiện các động tác đơn giản tại nhà. Lưu ý cần thực hiện đúng cách mới mang hiệu quả xoa dịu và giảm cơn co thắt dạ dày.

– Bước 1: Đầu tiên xoa nóng 2 lòng bàn tay, hãy dùng thêm vài giọt dầu nóng.

– Bước 2: Áp tay vào bụng, xoa từ từ và đều từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.

Lưu ý, bạn chỉ nên xoa bóp bụng sau ăn khoảng 1 giờ. Không xoa ngày sau khi ăn vì sẽ khiến dạ dày đau hơn. Mỗi lần thực hiện xoa bụng nên giới hạn từ 10-15 phút là đủ.

2.2. Áp dụng liệu pháp hít thở đều

Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày. Phương pháp hít thở đều sẽ rất hữu hiệu trong việc cải thiện các cơn đau bao tử đến từ nguyên nhân này. Điều này có tác dụng thư giãn cho hệ thần kinh, thoải mái tâm trạng và giúp bạn bình tĩnh hơn.

Ngoài ra, việc hít thở sâu và đều còn giúp giảm tiết lượng dịch vị ở dạ dày, giảm co bóp và giải phóng ra Endorphins – một loại chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm xúc tích cực và giúp giảm đau hiệu quả theo cách rất tự nhiên. Khi hít thở đều cũng giúp sự tuần hoàn của máu tới dạ dày lưu thông và cải thiện đáng kể.

2.3. Chườm ấm giúp giảm đau bao tử liên tục

Phương pháp này sẽ cho hiệu quả với những ca đau dạ dày mức độ nhẹ, cơn đau âm. Biện pháp này đơn giản nên được ứng dụng khá rộng rãi và cũng đã được y học cổ truyền công nhận về hiệu quả của nó.

Cụ thể, khi thực hiện chườm ấm vùng bụng sẽ giúp các mạch máu khu vực thượng vị giãn ra, nhờ đó giảm tình trạng co bóp và cơn đau bao từ nhờ vậy cũng thuyên giảm theo.

Hướng dẫn các bước chườm ấm đơn giản như sau:

– Cho đủ lượng nước ấm vào túi chườm, nhiệt độ thích hợp từ 50-60 độ C;

– Sau đó nhẹ nhàng đặt túi chườm lên đúng vùng thượng vị. Chườm liên tục trong 10 – 20 phút cho đến khi túi chườm nguội dần;

– Trong quá trình chườm ấm, bạn nên kết hợp với việc hít thở sâu và đều sẽ giúp cơn đau bao tử giảm dần nhanh chóng hơn.

Chườm ấm giảm đau dạ dày

Chườm ấm giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng và thư giãn cơ thể.

2.4. Lựa chọn nhóm thực phẩm có lợi cho dạ dày

Chế độ ăn đóng vai trò quyết định trong việc cải thiện các vấn đề tiêu hóa nhất là ở dạ dày. Bạn nên chọn những thực phẩm tốt cho dạ dày như: hoa quả tươi (chuối, táo, thanh long,…), các loại rau xanh, bạc hà, gừng, nghệ và mật ong, nước dừa,…

Bên cạnh đó, hình thành các thói quen ăn uống tốt cũng có lợi với bệnh dạ dày như ăn đồ ăn chín kỹ và mềm, ăn đúng giờ đủ bữa, nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn đồ chua cay, không ăn quá no và cũng không để bụng quá đói,….

2.5. Không nằm sẽ giúp giảm đau bao tử liên tục

Nhiều người có thói quen sẽ nằm nghỉ khi bị đau dạ dày. Tuy nhiên đây lại không phải hành động được khuyến khích. Bởi vì khi nằm, axit trong dạ dày sẽ dễ di chuyển ngược lên gây nên chứng ợ chua. Vì vậy, nếu đang đau bụng bạn nên cố gắng ngồi nghỉ thay vì nằm, nếu muốn nằm thì nên đi ngủ trong ít nhất vài tiếng cho đến khi cơn đau dạ dày kết thúc.

2.6. Sử dụng thuốc tây y

Việc sử dụng thuốc tây y được lựa chọn khi cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể khi thực hiện các phương phác bên trên. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng cần đặc biệt lưu ý vì nhiều loại thuốc giảm đau sẽ có các tác dụng phụ không mong muốn như cảm giác chướng bụng, đầy hơi, ợ chua,…

Người bệnh đau dạ dày không nên lạm dụng sử dụng thuốc giảm đau, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng đúng đơn thuốc phù hợp.

Thuốc tây giảm đau dạ dày

Cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trong sử dụng thuốc tây khi bị đau dạ dày.

3. Khi nào người bệnh đau dạ dày cần chủ động thăm khám bác sĩ

Những cách chữa đau dạ dày được giới thiệu bên trên thường chỉ có kết quả với những trường hợp đau mức độ nhẹ và vừa. Trong các trường hợp ở mức độ nặng hơn, người bệnh có những biểu hiện dưới đây thì bạn cần chủ động thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn xử lý đúng cách, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

– Cơn đau đột ngột, dữ dội

– Đổ mồ hôi

– Khó thở, tức ngực

– Nôn ra máu hoặc trong dịch chất nôn có màu nâu đen

– Nôn ói kèm tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày

– Phân đen, có thể có dính máu

– Khó đi tiêu, đi tiểu

– Chán ăn hoặc bị sút cân nhanh không theo chủ đích

– Vàng da

Đau bao tử liên tục sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong các trường hợp cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, mỗi người cần chủ động thăm khám chuyên khoa để được chỉ định phác đồ điều trị toàn diện nhằm dứt điểm đau dạ dày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital