Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần biết 

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Ngày nay những người có các triệu chứng viêm loét dạ dày ngày càng nhiều. Bệnh gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Viêm loét dạ dày tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cần được phát hiện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.

1. Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về các triệu chứng viêm loét dạ dày bạn cần hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, sưng viêm và hình thành các vết loét ở niêm mạc. Viêm loét dạ dày được chia thành 2 dạng:

– Viêm loét dạ dày cấp tính: Biểu hiện sưng viêm đột ngột khiến người bệnh đau dữ dội theo từng đợt ngắn.

– Viêm loét dạ dày mạn tính: Đây là hiện thượng acid dạ dày gây ra tổn thương lan tỏa hoặc chỉ trong mộ vùng của niêm mạc dạ dày. Người bệnh thường đau âm ỉ trong thời gian dài. Nếu viêm loét dạ dày mạn không được điều trị sớm sẽ dẫn tới viêm teo niêm mạc và phá hủy dạ dày.

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Các triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp nhất

Khi bị viêm loét dạ dày, mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy việc nắm rõ các dấu hiệu vô cùng quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm.

2.1 Các triệu chứng viêm loét dạ dày gồm có đau vùng thượng vị

Người bệnh thường cảm giác đau tức vùng bụng trên. Đây là một trong những dấu hiệu sớm cảnh báo bạn có thể đang bị viêm loét dạ dày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà cơn đau sẽ ở mức độ khác nhau. Cơn đau có thể xuất hiện cả lúc bạn đang ngủ.

2.2 Buồn nôn, nôn

Các vết loét ở niêm mạc dạ dày sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn. Sau khi nôn bệnh nhân có cảm giác dễ chịu hơn.

2.3 Chán ăn, ăn không ngon miệng

Khi bị viêm loét dạ dày có thể khiến người bệnh đắng miệng, giảm vị giác, ăn uống không ngon miệng. Đây là biểu hiện khá thường gặp ở bệnh nhân. Triệu chứng này có thể gây ra giảm cân do người bệnh ăn ít và cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng.

2.4 Rối loạn tiêu hóa

Dạ dày bị viêm loét sẽ ảnh hưởng không nhỏ các các bộ phận khác trog hệ tiêu hóa vì thế gây rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng nhận biết là người bệnh thường bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.

2.5 Các triệu chứng viêm loét dạ dày là ợ hơi, ợ chua

Ợ hơi là hiện tượng bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu ban đầu khi bạn mới bị viêm loét dạ dày. Nhiều người thường chủ quan khi gặp các triệu chứng này. Nguyên nhân xảy ra triệu chứng này là do thức ăn khi đưa vào cơ thể không được tiêu hóa hết, tích tụ lại tạo thành khí và đẩy lên họng.

2.6 Mất ngủ

Các cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, thậm chí cả ban đêm. Người bệnh bị cơn đau hành hạ sẽ tỉnh giấc và khó ngủ lại.

Các triệu chứng viêm loét dạ dày rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác

Các triệu chứng viêm loét dạ dày rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác

3. Nguyên nhân bị viêm loét dạ dày phổ biến

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến do rất dễ nhiễm bệnh. Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, trong đó có một số nguyên nhân chủ quan và cũng có những nguyên nhân khách quan.

3.1 Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

Vi khuẩn HP được đánh giá là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng thường sống trong lớp niêm mạc của dạ dày. Ở trạng thái ngủ chúng không gây ảnh hưởng gì tới dạ dày. Tuy nhiên khi vi khuẩn HP hoạt động chúng sẽ tiết ra độc tố gây kích ứng lớp niêm mạc và gây ra viêm loét.

3.2 Do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, thói quen ăn nhanh, ăn khuya,…là tác nhân gây ra viêm loét. Bên cạnh đó việc ăn nhiều các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói, đồ chua cay, chiên rán,…cũng làm tăng nguy cơ gây viêm loét và cản trở chức năng miễn dịch.

3.3 Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm trong thời gian dài

Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau mà không biết rằng chúng có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày. Các hoạt chất trong thuốc gây kích thích tới lớp niêm mạc dạ dày. Những người cao tuổi thường phải sử dụng thuốc điều trị bệnh về xương khớp cũng có nguy cơ cao mắc bệnh về dạ dày.

3.4 Stress

Các trạng thái cảm xúc  tiêu cực như: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới dạ dày. Khi cơ thể căng thẳng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng sự rối loạn tiêu hóa. Khi này các loại vi khuẩn rất dễ tấn công cơ thể.

3.5 Rượu bia và chất kích thích

Rượu bia nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây kích thích thích niêm mạc. Theo thời gian niêm mạc dạ dày do tiếp xúc với nhiều độc tố sẽ bị bào mòn và hình thành các ổ viêm loét. Nếu uống rượu, sử dụng chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh cũng khiến các vết loét trở nên trầm trọng hơn.

3.6 Yếu tố di truyền

Các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa có tính di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người bị viêm loét dạ dày thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

4. Các biện pháp phổ biến giúp chẩn đoán viêm loét dạ dày

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm loét dạ dày bạn cần tới bệnh viện để được chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh. Hiện nay có một số biện pháp giúp chẩn đoán bệnh chính xác.

4.1 Nội soi

Nội soi là kỹ thuật chẩn đoán chính xác và phổ biến nhất hiện nay. Camera từ ống nội soi sẽ giúp bác sĩ quan sát chi tiết tình trạng niêm mạc và vị trí tổn thương. Dựa vào đó bác sĩ sẽ tiên lượng khả năng điều trị và đưa ra phương pháp phù hợp. Những ổ loét xơ chai, phức tạp cần sinh thiết để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm.

4.2 Xét nghiệm máu, phân

Mẫu máu và phân của người sẽ được lấy và mang đi phân tích. Kết quả thu được giúp đánh giá nồng độ enzym niêm mạc dạ dày, tình trạng hồng cầu, biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

5. Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày bạn cần biết

Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần được điều trị sớm để tránh gây ra biến chứng. Tùy theo mức độ viêm loét mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ theo các yêu cầu của bác sĩ để bệnh nhanh chóng phục hồi

5.1 Điều trị bằng thuốc

Điều trị nội khoa là phương pháp có hiệu quả nhanh chóng vì vậy thường được sử dụng phổ biến. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là: Thuốc kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn HP, thuốc ức chế proton, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc trung hòa acid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày,…

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh nên kết hợp với thay đổi lối sống, thói quen ăn uống khoa học giúp hỗ trợ vết thương mau lành.

5.2 Phẫu thuật

Phẫu thuật là kỹ thuật điều trị xâm lấn có tính rủi ro cao. Chính vì vậy phương pháp này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cấp thiết: Biến chứng thủng dạ dày, chảy máu dạ dày, hẹp môn vị, điều trị bằng thuốc không hiệu quả,…

Điều trị bằng thuốc là phương pháp mang lại hiệu quả cao

Điều trị bằng thuốc là phương pháp mang lại hiệu quả cao

Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu rõ về các triệu chứng viêm loét dạ dày. Dù có bất cứ triệu chứng nào bạn cũng không nên chủ quan mà cần tới bệnh viện thăm khám ngay. Viêm loét dạ dày được điều trị sớm thì cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn càng cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital