Viêm dạ dày tá tràng và những điều bạn cần biết

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, đôi khi là từ những thói quen không tốt của mọi người. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta có biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

1. Viêm dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gây tổn thương trên niêm mạc dày dày hoặc tá tràng. Các tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày, ruột bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày chiếm 60%, vết loét ở tá tràng chiếm 95%, còn khoảng 25% là các vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày.

Viêm loét dạ dày tá tràng là khi xuất hiện các vết loét trên bề mặt niêm mạc

Viêm loét dạ dày tá tràng là khi xuất hiện các vết loét trên bề mặt niêm mạc

2. Các nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày, tá tràng

Viêm loét tá tràng, dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân chủ yếu là:

2.1. Nhiễm khuẩn H pylori

Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc. Chúng sẽ tiết ra các độc tố làm suy giảm chức năng của niêm mạc có tác dụng chống lại acid.

2.2. Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng trong thời gian dài thuốc giảm đau, kháng viêm gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – Chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc. Khi prostaglandin suy giảm sẽ gây viêm loét. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai đứng sau nhiễm khuẩn HP.

2.3. Thường xuyên hút thuốc lá và đồ uống có cồn

Trong thuốc lá có chứa tới hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là nicotine. Chất nicotine sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol – Tác nhân chính làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày, tá tràng.

Trong rượu bia, các đồ uống có cồn có gas cũng không hề có lợi cho cơ thể.

2.4 Stress ( căng thẳng) gây ra bệnh dạ dày tá tràng

Căng thẳng, lo âu sẽ kích thích quá trình bài tiết acid trong dạ dày. Điều này làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày và tá tràng.

2.5 Thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý

Thức quá khuya, bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ,…ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày, tá tràng. Ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào, nhai không kỹ cũng là các yếu tố thuận lợi dẫn tới viêm loét.

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

3. Triệu chứng thường gặp

Các biểu hiện ban đầu của loét dạ dày và tá tràng thường không rõ ràng. Nhiều người thường nhầm lẫn chúng với đau bụng bình thường.

3.1 Đau bụng vùng thượng vị do viêm dạ dày tá tràng

Đau vụng thượng vị là dấu hiệu khá đặc trưng của bệnh. Cơn đau sẽ thường xuất hiện vào lúc đói hoặc nửa đêm và lan ra sau lưng. Người bệnh sẽ bị đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào tình trạng của bệnh.

3.2. Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn

Hệ tiêu hóa gặp vấn đề khiến cho quá trình chuyển hóa thức ăn bị ngưng trệ. Lượng thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ khiến người bệnh thấy đầy bụng, khó tiêu.

3.3 Ợ hơi, ợ chua

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh đều gặp pải triệu chứng này. Ợ hơi, ợ chua là các dấu hiệu thường gặp trong giai đoạn đầu.

3.4. Rối loạn tiêu hóa

Khi tá tràng và dạ dày gặp vấn đề sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ bị táo bón kèm tiêu chảy thất thường. Một số người bệnh cũng có thể bị sụt cân nhanh.

Các triệu chứng kể trên chỉ mang tính gợi ý để phát hiện bệnh sớm. Người bệnh khi phát hiện một trong các biểu hiện trên cần đến bệnh viện để thăm khám bằng các phương pháp chuyên khoa để chẩn đoán chính xác bệnh.

4. Các biến chứng khi bị bệnh dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét tá tràng, dạ dày nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới mạn tính. Hậu quả để lại khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng như:

– Thủng dạ dày: Người bệnh đột ngột đau bụng dữ dội, bụng cứng như đá.

– Xuất huyết hệ tiêu hóa: Các vết viêm loét ăn sâu vào tế bào có thể gây chảy máu. Dấu hiệu của biến chứng này là người bệnh đi ngoài và nôn ra máu.

– Hẹp môn vị: Mô viêm xơ phát triển trên ổ loét gây hẹp lòng ruột. Thức ăn sẽ khó có thể đi qua đường tiêu hóa. Bệnh nhân sẽ bị nôn mửa, bụng ọc ạch do thức ăn cũ, sút cân nhanh.

Các biến chứng trên đều rất nghiêm trọng và cần được cấp cứu ngay. Bạn nên tới các bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để can thiệp kịp thời.

Viêm dạ dày và tá tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

5. Các phương pháp điều trị

Bất cứ căn bệnh nào nếu phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao và các bệnh về hệ tiêu hóa cũng vậy. Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể áp dụng để chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

5.1 Ngưng sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau

Nếu nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc thì việc đầu tiên là cần ngừng sử dụng thuốc kháng viêm không sreroid (NSAID). Bác sĩ sẽ tư vấn để đổi sang loại thuốc khác lành tính hơn.

5.2 Điều trị nội khoa

Đơn thuốc dành cho bệnh nhân bị dạ dày, tá tràng sẽ gồm các loại thuốc:

– Nhóm kháng acid: Giúp trung hòa acid trong hệ tiêu hóa nhưng không ảnh hưởng tới hoạt động bài tiết dịch vị. Nhóm thuốc này có chứa: Kali, nhôm, magie hydroxit. Thuốc nên được uống sau ăn 1 tiếng.

– Nhóm kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn HP

– Nhóm chẹn H2: Tác dụng của chúng là giảm hoạt động tiết acid của dạ dà tá tràng. Thuốc có thể dùng ở dạng tiêm hoặc uống.

– Nhóm ức chế bơm Proton (PPI)

– Nhóm thuốc giúp nâng cao khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày

6. Lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt

Khi mắc bệnh về hệ tiêu hóa, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp. Người bệnh nên ăn một số thực phẩm bổ dưỡng và kiêng các loại thực phẩm không có lợi.

6.1 Thực phẩm nên ăn

– Trứng, sữa: Tác dụng làm đệm trung hòa acid trong dạ dày. Sữa nên được hâm nóng, trứng nên hấp hoặc cho vào cháo ăn cho dễ tiêu hóa.

– Thực phẩm chứa đạm dễ tiêu: Thịt lợn, cá nạc,…

– Rau quả, trái cây tươi: Ưu tiên bổ sung các loại rau thuộc họ nhà cải vì chúng chứa các vitamin giúp chữa lành các vết loét.

– Các loại thức ăn chứa tinh bột ít mùi vị: Cơm, bánh mỳ, cháo, khoai,…

– Các loại dầu thực vật: Hạt hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải,…

5.2 Những thực phẩm nên tránh khi bị bệnh về dạ dày tá tràng

– Thức ăn chế biến sẵn: Dăm bông, xúc xích, lạp sườn vì chúng chứa nhiều muối

– Các loại thức ăn cứng, dai: Gân, sụn,…

– Các loại gia vị mạnh: Dấm toi, tiêu ớt

– Các loại dưa muối, hành muối

– Các loại hoa quả có vị chua nhiều: Cóc, xoài, sấu,…

– Đồ uống có chứa gas, cồn

Các loại thực phẩm nên được chế biến bằng cách thái nhỏ, nghiền nát và nấu nhừ. Thức ăn cũng nên được ăn ngay sau khi chế biến, không ăn thức ăn đã để lâu.

6.3 Thay đổi thói quen

– Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Không nên thức quá khuya, làm việc quá sức

– Ăn nhiều bữa mỗi ngày

– Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no

– Luyện tập thể dục thể thao

Bạn nên thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe

Bạn nên thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe

Nếu bị viêm loét dạ dày tá tràng bạn không cần quá lo lắng. Hãy tới bệnh viện để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó lựa chọn cách điều trị phù hợp. Điều quan trọng là bạn cần nghiêm túc thực hiện theo yêu cầu và phác đồ điều trị của bác sĩ để đẩy lùi bệnh tật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital