Tỷ lệ bạch cầu mono tăng báo hiệu bệnh gì

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Hồng Thắng

Bác sĩ Xét nghiệm Vi sinh
Nhiều người cầm trên tay kết quả xét nghiệm máu và thấy tỷ lệ bạch cầu mono tăng nhưng không biết điều này có nguy hiểm không? Khi chỉ số này  cao sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh gì và làm thế nào để điều chỉnh. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tỷ lệ bạch cầu mono bao nhiêu là cao?

Tỷ lệ bạch cầu mono tăng nằm ngoài giới hạn bình thường cho phép là  4.0-8.0 (%) người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Mono bào, là một dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả năng thực bào. Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính.

bạch cầu mono bao nhiêu là cao?

Hình ảnh nguyên bào mono

2. Tỷ lệ bạch cầu mono tăng gây ra bệnh gì?

Tỷ lệ bạch cầu mono tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như lao, viêm vòi trứng mãn, virus, và một số bệnh lý ung thư. Cụ thể tỷ lệ này tăng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh do virus: cúm, quai bị, viêm gan
  • Trong thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn như: viêm nội mạc bán cấp (Osler), lao,… cũng khiến tỷ lệ bạch cầu mono tăng.
  • Bệnh sốt rét
  • Nhiễm độc dị ứng
  • Một số bệnh lý ác tính: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư đại trực tràng, bệnh Hogdkin, u tủy, bạch cầu cấp dòng mono.

Tuy nhiên, tỷ lệ bạch cầu mono tăng cao hơn mức bình thường, song giá trị tuyệt đối của bạch cầu mono bình thường và số lượng bạch cầu không tăng, điều này sẽ không có ý nghĩa bệnh lý trên lâm sàng. Khi đó không thể kết luận rằng bạn đang mắc phải một trong số các bệnh lý trên. Khi thể tích trung bình tiểu cầu cao hơn bình thường và tỷ lệ này cao hơn mức bình thường, kết hợp với các chỉ số khác của tiểu cầu mới có ý nghĩa bệnh lý. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị tốt nhất.

tỷ lệ bạch cầu mono tăng cảnh báo bệnh gì

Tỷ lệ bạch cầu mono tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh quai bị. 

3. Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ bạch cầu mono cao

3.1. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh

Việc ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh là điều rất quan trọng. Chúng không chỉ giúp bạn tránh khỏi các bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày, đại tràng mà còn giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế các loại virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể qua môi trường ăn uống. Do đó cũng giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tránh nhiều bệnh tật.

3.2. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ là việc làm tốt giúp đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, đồng thời phát hiện sớm các bệnh lý có nguy cơ mắc phải từ đó sớm có biện pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả. Trong quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ, lượng bạch cầu mono tăng hay giảm sẽ được đánh giá thông qua kết quả phân tích máu. Nếu tỷ lệ này tăng cao, bác sĩ sẽ căn cứ cùng các chỉ số khác liên quan như số lượng bạch cầu, thể tích bạch cầu,… để đưa ra kết luận chính xác.

xét nghiệm máu giúp đánh giá tỷ lệ bạch cầu mono tăng hay không

Xét nghiệm máu giúp đánh giá chỉ số bạch cầu mono tăng hay bình thường.

3.3. Tập luyện thể dục thường xuyên

Bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập luyện mỗi ngày, điều này sẽ giúp cơ thể đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và giúp quá trình trao đổi chất trong diễn ra tốt hơn.

Trên đây là những kiến thức y khoa xoay quanh tỷ lệ bạch cầu mono tăng trong kết quả xét nghiệm máu. Hẹn gặp lại bạn đọc vào bài cung cấp thông tin hữu ích về xét nghiệm tiếp theo!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital