Bạch cầu tăng cao là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Nhiều người lo lắng khi xét nghiệm máu nhận thấy bạch cầu tăng cao không biết bạch cầu tăng là bệnh gì, nguy hiểm hay không. Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Bạch cầu tăng là gì? 

Bạch cầu tăng cao là tình trạng nồng độ bạch cầu trên 8000/ml

Nồng độ bạch cầu trên 8000/ml được gọi là cao

Bạch cầu là một thành phần rất quan trọng trong máu của con người. Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng, kể cả nhiễm ký sinh trùng. Thông thường bạch cầu dao động trong khoảng 4.000-8.000/ml.  Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao.

2. Bạch cầu tăng cao là bệnh gì?

Nhiều người băn khoăn khi nhận kết quả xét nghiệm máu không biết bạch cầu tăng là bệnh gì?

Anh Trần Văn Ngọc, 39 tuổi, Hà Nội cho biết: “Một tuần liền tôi luôn cảm thấy người mệt mỏi rã rời, mặc dù nghỉ ngơi cũng thấy người mệt và khó chịu. Tôi có đi khám sức khoẻ và kết quả xét nghiệm máu là bạch cầu trong máu tăng WBC: 13.56. Lo lắng không biết mình có mắc bệnh gì không mà chưa có thời gian khám chuyên sâu hơn.”

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến bạch cầu tăng cao có do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan… hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính.

Bạch cầu tăng cao khiến rất nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng

Bạch cầu tăng khiến rất nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng.

Một số trường hợp nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, viêm ruột thừa, áp-xe gan v.v… số lượng bạch cầu tăng lên khá cao. Có trường hợp tăng trên 20.000/ml. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml, chúng ta phải nghĩ đến một bệnh khác đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

3. Dấu hiệu cảnh báo bạn bị bạch cầu tăng cao

Tùy vào mức độ và nguyên nhân mà người bệnh  sẽ có dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng hơn:

  • Mệt mỏi.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Khó chịu hoặc cảm giác chung của việc không khỏe.
  • Sốt.
  • Nhiễm trùng.
  • Khó thở, yếu cơ.
  • Vết thương khó lành, hay có vết bầm tím.
  • Chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

4. Bạch cầu tăng cao phải làm sao?

Khi có kết quả xét nghiệm máu thấy chỉ số bạch cầu tăng, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bạch cầu tăng.

Thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị hiệu quả, giúp điều cải thiện tình trạng bạch cầu tăng cao

Thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị hiệu quả, giúp điều cải thiện tình trạng bạch cầu cao

Tùy theo nguyên nhân khiến bạch cầu tăng cao mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Thông thường nhất là sử dụng các loại kháng sinh để diệt vi trùng, các loại thuốc diệt ký sinh trùng đường ruột hoặc phẫu thuật cắt bỏ hoặc dẫn lưu các ổ nhiễm trùng. Hoặc phải sử dụng các loại thuốc chống ung thư, ghép tủy nếu bệnh nhân bị bệnh bạch cầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital