Bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không? dấu hiệu nhận biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm
Là 1 trong những thành phần quan trọng của máu, bạch cầu có chức năng chống lại vi khuẩn, virus… làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Tuy nhiên nếu bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không?

Bạch cầu được biết đến như 1 thành phần quan trọng của máu giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Trong máu người bình thường, bạch cầu được chia làm chủ yếu 5 thành phần là bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đa nhân ưa axit, bạch cầu đa nhân ưa base, bạch cầu Lymphocyte và bạch cầu Monocyte.

Bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không

Bạch cầu là thành phần quan trọng trong máu chống lại các tác nhân gây bệnh

Mức bạch cầu bình thường nằm dao động trong ngưỡng từ khoảng 4000 – 8000/ml máu. Trong trường hợp xét nghiệm bạch cầu tăng cao hơn ngưỡng 8000/ml thì được coi là bạch cao tăng cao hơn bình thường. 

Bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không? Câu trả lời là: Dù có vai trò quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh nhưng khi bạch cầu tăng vượt ngưỡng bình thường thì cũng là dấu hiệu cảnh báo 1 số vấn đề với cơ thể. Dưới đây là 1 số tác hại khi bạch cầu tăng cao: 

Cơ thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng: Đây là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho bạch cầu tăng cao. Lý do là khi cơ thể bị nhiễm trùng thì sẽ gia tăng việc sản xuất bạch cầu để chống lại các tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể. 

Bệnh bạch cầu (ung thư máu): Đây là một bệnh lý ác tính gây nên sự tăng sinh hỗn loạn của của bạch cầu trong tủy xương, dạng thường gặp nhất là tăng sinh dòng lympho bà cấp tính, bạch cầu lympho bào mạn tính và bạch cầu tủy cấp tính. 

Bạch cầu tăng cao có nguy hiểm

Bạch hầu tăng cao rất nguy hiểm vì có thể là các dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe

2. Nguyên nhân khiến bạch cầu tăng cao

– Yếu tố di truyền: Khi trong gia đình bạn có người bị mắc bệnh bạch cầu tăng cao thì khả năng mắc bệnh bạch cầu tăng cao của bạn cũng cao hơn sơ với người bình thường. 

– Rối loạn di truyền: Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bạch cầu tăng cao. Hội chứng Bloom, Wiskott Aldrich, hội chứng down… là những yếu tố gây nên tình trạng bạch cầu tăng cao.

– Do điều trị bệnh ung thư: Việc thực hiện một số hóa trị, xạ trị trong điều trị bệnh ung thư cũng là 1 trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng tăng bạch hầu. 

– Ngoài ra việc thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc với bức xạ, hóa chất (thuốc trừ sâu, benzene…), corticosteroids và epinephrine cũng làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh.

3. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng bạch cầu tăng cao

Thông thường tình trạng chỉ được phát hiện sau khi làm các xét nghiệm máu. Tuy nhiên có 1 số dấu hiệu có thể nhận biết tình trạng này như sau: Cảm thấy mệt mỏi trong người và có thể bị giảm cân không rõ nguyên nhân. Ngoài ra bạch cầu cao cũng khiến người bệnh hay bị sốt thất thường mà không xác định được nguyên nhân và cơ thể có tình trạng nhiễm trùng, người bệnh cũng sẽ dễ xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể và hay bị chảy máu cam mà không rõ nguyên nhân.

Bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không và biểu hiện, điều trị thế nào?

Xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bạch cầu tăng cao

Bạch cầu tăng cao có thể chỉ là cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo bạn cần đến bệnh viện để khám và xét nghiệm máu, tìm nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital