Đấng mày râu khi thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt thường đặt câu hỏi về xét nghiệm PSA. Vậy thực chất xét nghiệm này là gì? Nó mang ý nghĩa gì trong việc sàng lọc sớm “án tử” đe dọa một nửa thế giới?
Menu xem nhanh:
1. PSA và những thông tin cơ bản cần biết
Trước khi biết về kỹ thuật xét nghiệm đo lường PSA, chúng ta cần hiểu rõ về chỉ số này cũng như vai trò của nó.
1.1. Tìm hiểu bản chất của PSA
Là loại kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, (Prostate-specific antigen) PSA chỉ chiếm một phần nhỏ trong máu ở điều kiện thông thường, khoảng 0-4 ng/ml. Đa số PSA gắn liền với protein huyết tương. 30% PSA còn lại không thể phân hủy protein được gọi là PSA tự do. Một số nguyên nhân khiến nồng độ PSA tăng lên có thể là:
– Tuổi tác cao
– Tuyến tiền liệt bị viêm
– BPH – Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
– Do can thiệp các kỹ thuật y tế
– Vận động quá mạnh
– Xuất tinh
Khi có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân được chỉ định đo lường nồng độ PSA để định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.
1.2. Xét nghiệm PSA thực hiện khi nào?
Không phải bất cứ ai cũng cần thực hiện xét nghiệm nồng độ PSA. Một số trường hợp đặc biệt được bác sĩ chỉ định tiến hành như:
– Nam giới sau 50 tuổi thực hiện sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến
– Nam giới trưởng thành có người thân mắc u tuyến tiền liệt
– Người bệnh mắc u tiền liệt tuyến đang trong quá trình điều trị bệnh
Ngoài máu, PSA còn xuất hiện trong tinh dịch. Khi xét nghiệm cho kết quả PSA tăng cao, rất có thể tuyến tiền liệt đang có rối loạn bất thường hoặc xuất hiện khối u. Lúc này, bác sĩ có cơ sở nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư, thực hiện tiếp các phương pháp khác để khẳng định kết luận.
2. Xét nghiệm PSA đối với ung thư tuyến tiền liệt
Như đã nói, kết quả đo nồng độ PSA có vai trò thiết yếu khi tìm kiếm sự tồn tại của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
2.1. Quy trình thực hiện xét nghiệm chỉ số PSA
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân được kiểm tra tổng quát và lấy những thông tin cần thiết, nhằm đảm bảo đủ điều kiện lấy mẫu. Những yếu tố tác động tới kết quả xét nghiệm có thể là:
– Tuổi tác đương đơn
– Kích thước tuyến tiền liệt
– Biểu đồ thay đổi của PSA
– Tiền sử bệnh lý và dùng thuốc của đương đơn
Bước vào quá trình xét nghiệm, mẫu máu được nhân viên y tế lấy từ tĩnh mạch của đương đơn. Mẫu máu được đóng gói theo điều kiện tiêu chuẩn và đưa tới phòng thí nghiệm để đo lường và phân tích. Định lượng của psa được tính bằng nanogram trên mililit máu.
Cả tiến trình diễn ra nhanh chóng trong vòng 15-30’. Kết quả được thông báo sau khoảng 2 tiếng. Nếu bệnh nhân thực hiện cùng gói tầm soát ung thư tiền liệt tuyến và có kết quả xét nghiệm dương tính, bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm các phương pháp khác để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác hơn. Nếu bệnh nhân đang điều trị ung thư tiền liệt tuyến thì cần làm xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.
2.2. Ý nghĩa của PSA trong việc tìm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến
Theo nghiên cứu, 100% các ca bệnh ung thư tuyến tiền liệt có PSA> 4 ng/ml, tới 70% ca bệnh có PSA> 10 ng/ml. Độ đặc hiệu tới 91%, độ nhạy tới 21%. Với những người có PSA tăng hơn 0.75 ng/ml mỗi năm có nguy cơ mắc u tuyến tiền liệt cao hơn bình thường. Trường hợp tăng ít hơn sẽ mang nguy cơ mắc u lành tính.
Để tăng mức độ chính xác trong tiên lượng ung thư, bác sĩ sẽ xem xét chỉ số PSA tự do và tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần. Đây cũng là chỉ số giúp đánh giá mức độ điều trị ung thư hiệu quả. Nếu nồng độ PSA toàn phần huyết tương tăng từ 4 – 10 ng/mL, tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần ≤ 0,15, độ đặc hiệu chẩn đoán ung thư khoảng 56,5% và độ nhạy 85%.
Thông thường, nam giới sau 50 tuổi nên thực hiện xét nghiệm kết hợp tầm soát định kỳ 1-2 lần/năm. Với trường hợp mang nguy cơ ung thư cao, tần suất xét nghiệm sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể.
2.3. Ưu và nhược điểm của xét nghiệm PSA
Ưu điểm
Không thể phủ nhận hiệu quả mà xét nghiệm định lượng psa mang lại. Trong tầm soát u tuyến tiền liệt, việc phát hiện bệnh sớm giúp tăng khả năng điều trị thành công. Bệnh nhân có cơ hội thoát án tử cũng như giảm bớt đau đớn và tiết kiệm được thời gian, chi phí. Trong đó, xét nghiệm để tìm kiếm PSA, hỗ trợ sàng lọc triệu chứng bệnh là phương pháp không thể bỏ qua.
Đối với bệnh nhân đang điều trị ung thư, kỹ thuật xét nghiệm giúp đánh giá hiệu quả qua từng giai đoạn điều trị. Nhờ đó bác sĩ thay đổi phác đồ cho phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Thêm vào đó, thực hiện xét nghiệm nồng độ psa đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao hay cơ sở vật chất tối tân.
Nhược điểm
Tuy vậy, PSA cũng có những nhược điểm riêng của nó. Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu, bệnh có dấu hiệu mờ nhạt, chưa đủ làm tăng nồng độ chất chỉ điểm trong máu. Khi đó xét nghiệm tầm soát không đem lại kết quả chính xác cao. Hoặc trước buổi khám, chỉ một tác động nhỏ của bệnh nhân như vận động mạnh hay dùng thuốc cũng có thể khiến PSA tăng cao, trả lại kết quả dương tính giả. Đôi khi, những căn bệnh khác như viêm tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến cũng làm tăng psa. Như vậy, kết quả đo lường chất dù dương tính nhưng không chắc chắn bệnh nhân có mắc ung thư hay không.
Với những trường hợp rủi ro hay “nhầm lẫn”, bác sĩ cần thực hiện đầy đủ các danh mục khám khác. Từ đó tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận chính xác nhất về bệnh lý của đương đơn. Chỉ với xét nghiệm nồng độ PSA, hoàn toàn không thể thể hiện được bản chất của ung thư. Để yên tâm hơn, người bệnh nên lắng nghe tư vấn của bác sĩ, thực hiện theo chỉ định. Thay vì tự ý xét nghiệm chỉ điểm PSA đơn lẻ, hãy thực hiện gói tầm soát ung thư đầy đủ danh mục để có kết quả đúng đắn nhất.
Tóm lại, xét nghiệm PSA dù quan trọng nhưng không phải tất cả. Nó sẽ phát huy được toàn bộ tác dụng khi được dùng đúng và đủ. Mỗi người hãy tìm hiểu kỹ và quyết định chính xác.