Top 7 nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt phổ biến

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Tuyến tiền liệt là cơ quan chỉ tồn tại ở nam giới mà không có ở nữ giới. Ung thư tuyến tiền liệt là một trong số những bệnh ung thư thường gặp ở nam giới với đến 350.000 người tử vong mỗi năm(Theo thống kê năm 2018 của Globocan – cơ quan trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới). Cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt dưới đây để phòng ngừa sớm bệnh. 

1. Khái niệm của bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh nam giới hay gặp, phổ biến nhất ở nam giới trung niên.

Tuyến tiền liệt là cơ quan sinh dục ở nam giới khoảng 20-25 grams với kích thước thay đổi theo độ tuổi, phát triển mạnh từ dậy thì và ổn định khi ở tuổi 30 sau đó tiếp tục lớn khi về già. Cơ quan này nằm dưới bàng quang và trên trực tràng cạnh túi tinh, có nhiệm vụ tạo tinh dịch.

Sự phát triển bất thường của tế bào tuyến tiền liệt khiến bệnh trở thành khối u ác tính và tạo thành ung thư. Căn bệnh này thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu và thường thì chưa được quan tâm thỏa đáng nên đa số người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Đó cũng là lí do mà bệnh nhân thường bỏ lỡ thời điểm điều trị “vàng”.

Bệnh ung thư tiền liệt tuyến thường gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến hoặc:

– Ung thư tuyến tiền liệt thể không biệt hóa

– Ung thư biểu mô tế bào vảy

– Ung thư biểu mô ở ống tuyến dạng chuyển tiếp

– Sarcoma tuyến tiền liệt (ung thư này rất hiếm gặp, thường gặp ở trẻ nhỏ).

Nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh nam giới hay gặp, phổ biến nhất ở nam giới trung niên.

2. Tìm hiểu về giai đoạn và triệu chứng của bệnh

2.1 Giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt được chia thành các giai đoạn như sau:

– Giai đoạn I: Ung thư chỉ xuất hiện trong tuyến tiền liệt và kích thước tuyến tiền liệt vẫn bình thường, thăm khám trực tràng thường khó phát hiện ra mà cần thấy PSA tăng, sinh thiết tuyến tiền liệt.

– Giai đoạn II: Ung thư phát triển nhưng chưa phá vỡ vỏ bọc của tuyến và kích thước của tuyến tiền liệt phì đại. Giai đoạn này có thể phát hiện nếu thăm khám trực tràng hoặc xét nghiệm PSA.

– Giai đoạn III: Ung thư ra khỏi phạm vi tuyến tiền liệt, lây lan đến các cơ quan gần như trực tràng, bàng quang, túi tinh, cơ niệu đạo

– Giai đoạn IV: Ung thư di căn đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác như xương, phổi, gan…

nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt qua từng giai đoạn

2.2 Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt liên quan đến tiết niệu có thể kể đến như: tắc nghẽn đường tiểu, lưu thông nước tiểu kém, rối loạn tiểu tiện, bí tiểu, sót nước tiểu, đi tiểu ra máu…

Khi tế bào ung thư lây lan hoặc di căn, có thể có những triệu chứng như: đau vùng cột sống, đau xương chậu, xuất tinh ra máu hoặc đau buốt khi nam giới xuất tinh, phù nề chi dưới…

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng bởi những biến chứng như suy thận, sút cân, gầy yếu, thiếu máu…

3. Những nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt và chưa có nguyên nhân nào cụ thể. Tuy nhiên bệnh sẽ có mối liên hệ quan trọng với những nguyên nhân sau:

3.1 Nguyên nhân chủ quan gây ung thư tuyến tiền liệt

– Tuổi tác: Tuổi càng cao, nam giới càng dễ mắc phải ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh dưới tuổi trung niên thường chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

– Chủng tộc: Người da màu theo nghiên cứu thường có nguy cơ bệnh cao hơn so với người châu Á.

– Thói quen sinh hoạt xấu: Ngủ ít, thức khuya, lười vận động, hút nhiều thuốc lá và quan hệ tình dục bừa bãi là nguyên nhân của rất nhiều bệnh, trong đó có ung thư tuyến tiền liệt.

3.2 Nguyên nhân khách quan gây ung thư tuyến tiền liệt

– Tiền sử gia đình: Nếu trường hợp người thân mắc ung thư thì tỉ lệ mắc bệnh của bạn cao hơn so với những người bình thường khác.

– Nguyên nhân khác: Các nghiên cứu hiện nay đang làm sáng tỏ nhiều bệnh trong đó có nguyên nhân liên quan tới một số gen trong phát sinh và phát triển tế bào ung thư như: yếu tố môi trường, hóa chất độc hại, chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ ít rau, hút thuốc, bệnh lây qua đường tình dục, viêm tiền liệt tuyến, thắt ống dẫn tinh…

7 nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt cần biết

Để được điều trị sớm bệnh ung thư, người bệnh hay thăm khám sớm với các chuyên gia ung bướu

4. Điều trị bệnh ung thư ở tuyến tiền liệt

Tuy căn bệnh này rất khó điều trị và có thể diễn tiến với nhiều tình hình phức tạp nhưng nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 90%. Người bệnh có thể được loại bỏ tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư di căn với nhiều hướng như: xạ trị, cắt bỏ hạch bạch huyết…

Nhưng nếu bệnh diễn biến đến giai đoạn cuối thì tỷ lệ điều trị khỏi thấp. Bác sĩ sẽ phối hợp nhiều phương pháp để linh hoạt loại bỏ tế bào ung thư nhưng khó có thể loại bỏ hoàn toàn nên chúng có thể tái phát hoặc lây lan đến các cơ quan khác.

Những phương pháp được dùng trong điều trị bệnh bao gồm:

– Xạ trị: Tia bức xạ năng lượng lớn loại bỏ tế bào ung thư với xạ trị ngoài hoặc xạ trị áp sát.

– Phẫu thuật: Phương pháp này thường được áp dụng trong giai đoạn đầu và có thể phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt, túi tinh và nạo hạch hai bên chậu để loại bỏ tế bào ung thư.

– Điều trị nội tiết: Tuyến tiền liệt chịu ảnh hưởng bởi bộ phận của hệ sinh dục nam và điều tiết của nội tiết tố nam giới. Do đó giảm nội tiết tố nam giúp người bệnh kiểm soát sự phát triển của bệnh bằng cách: cắt tinh hoàn, sử dụng thuốc nội tiết estrogen, chất kháng androgen…

Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt và những phương pháp để ngăn ngừa nguy cơ bệnh và hướng điều trị. Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm chỉ định để được điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital