Trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung cần làm gì

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Có rất nhiều chị em đặt ra câu hỏi “Thời điểm nào là thích hợp để bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung? Và trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung cần làm gì hay chuẩn bị gì không?”. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nên tầm soát ung thư cổ tử cung từ bao nhiêu tuổi?

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ) khuyến cáo phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên nên bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Nhất là với người đã có quan hệ tình dục. Bởi từ giai đoạn này trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải. Trong đó, độ tuổi 35 – 44 tuổi là nhóm mắc ung thư cổ tử cung phổ biến nhất.

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là từ 1 – 3 năm/lần, tùy vào loại xét nghiệm được lựa chọn. Cụ thể:

– Người từ 21-29 tuổi: Thực hiện xét nghiệm Pap smear hay Thinprep 3 năm/1 lần (đối với trường hợp có kết quả bình thường).

Xét nghiệm HPV không được khuyến cáo thực hiện ở nhóm tuổi này.

– Người từ 30 – 65 tuổi:

Tầm soát 3 năm/lần đối với xét nghiệm Pap smear hay Thinprep (Với trường hợp có kết quả bình thường).

Tầm soát 5 năm/lần với xét nghiệm HPV (Với trường hợp có kết quả bình thường)

Tầm soát 5 năm/lần nếu thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV (Với trường hợp có kết quả bình thường)

– Người trên 65 tuổi có thể ngừng tầm soát nếu 10 năm trước đó sàng lọc đều không có gì bất thường.

xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Từ 21 tuổi nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung

2. Trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung cần làm gì?

2.1. Tìm hiểu kỹ quy trình, phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung

Nắm rõ phương pháp sàng lọc cũng như hiểu qua về quy trình thực hiện là câu trả lời nếu bạn không biết trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung cần làm gì?

Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay là:

– Bước 1: Khám lâm sàng và bộ phận sinh dục. Đồng thời bác sĩ khai thác thông tin về tình trạng sức khỏe, biểu hiện bất thường, tiền sử bệnh lý của cá nhân hay gia đình,…

Kết hợp với những thông tin trên, bác sĩ chỉ định phương pháp sàng lọc phù hợp.

– Bước 2: Làm xét nghiệm. Bao gồm: xét nghiệm Thinprep hay Pap Smear, xét nghiệm HPV. Thời gian thực hiện các xét nghiệm này nhanh và không mất quá nhiều thời gian.

– Bước 3: Nhận kết quả và lắng nghe tư vấn điều trị (nếu có)

Đây là bước khám cuối cùng trong cả quy trình, tại đây bác sĩ sẽ đọc kết quả sàng lọc. Nếu có sự xuất hiện của các tế bào bất thường cũng đừng quá lo lắng. Bởi có những trường hợp sự xuất hiện của các tế bào bất thường không phải do ung thư. Để chắc chắn hơn, bạn sẽ cần thực hiện soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung,… theo chỉ định.

2.2. Ghi nhớ một vài lưu ý trước khi khám

Để kết quả khám sàng lọc ung thư cổ tử cung được chính xác, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

– Không nên quan hệ tình dục từ 2-3 ngày trước khi khám

– Không sử dụng các sản phẩm đặt thuốc âm đạo, vệ sinh âm đạo từ 2-3 ngày trước khi khám

– Không thực hiện tầm soát ung thư trong thời gian kinh nguyệt. Tốt nhất nên chọn lịch khám sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt từ 3-5 ngày.

– Nếu đang bị viêm âm đạo thì cần chữa khỏi rồi mới thực hiện sàng lọc ung thư.

tầm soát ung thư cổ tử cung cần làm gì

Tránh đi sàng lọc ung thư cổ tử cung nếu bạn đang trong kỳ kinh nguyệt

2.3. Chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ cá nhân

Trước ngày tầm soát ung thư cổ tử cung cần làm gì? – Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thông tin cá nhân là điều quan trọng.

Trong đó, các thông tin về tiền sử bệnh lý cá nhân hoặc gia đình bạn nên chú ý kỹ lưỡng. Bởi đây là những thông tin có giá trị hỗ trợ trong việc thăm khám, tầm soát ung thư cổ tử cung.

2.4. Chuẩn bị chi phí khám

Chi phí cho một lần đi khám sàng lọc ung thư sớm là rất nhỏ so với số tiền điều trị bệnh lâu dài nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Phát hiện bệnh khi mới khởi phát không chỉ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng mà còn giúp giảm bớt gánh nặng chi phí.

Hiện nay, chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung không quá cao, tùy vào địa chỉ bạn chọn mà mức giá có thể khác nhau. Thực tế thì chi phí khám ở bệnh viện tư nhân sẽ cao hơn so với bệnh viện công, nhưng mức chênh lệch này không nhiều. Tốt nhất bạn nên gọi điện trực tiếp để nhận tư vấn và báo giá chi tiết để có thể chuẩn bị ngân sách phù hợp.

chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung

2.5. Tham khảo và chọn ra địa chỉ thăm khám uy tín

Địa chỉ khám có ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả khám, chi phí cũng như trải nghiệm dịch vụ của bạn. Bạn nên tham khảo kỹ và chọn ra cơ sở y tế thăm khám uy tín. Có thể lựa chọn khám ở viện tư hoặc viện công tùy vào ngân sách, mong muốn của bản thân.

Tuy nhiên, hãy chắc chắn bạn chọn một địa chỉ thăm khám đáp ứng đủ yêu cầu sau:

– Có tên tuổi tin cậy, được nhiều người dân lựa chọn.

– Trang bị nhiều máy móc hiện đại, phục vụ cho thăm khám và điều trị.

– Có các bác sĩ giỏi thăm khám và tư vấn trực tiếp, ân cần với khách hàng.

– Quy trình làm thủ tục và thăm khám rõ ràng, tuần tự.

– Chi phí công khai, không bị chênh lệch quá lớn so với chi phí chung.

Nếu vẫn chưa biết tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu thì có thể tham khảo qua Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Thu Cúc TCI triển khai riêng một gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung dành cho nữ giới. Với đầy đủ danh mục cùng sự hỗ trợ bởi nhiều máy móc y tế hiện đại. Đặc biệt, các bác sĩ thăm khám đều là bác sĩ giỏi, có hơn 30 năm kinh nghiệm trong sàng lọc sức khỏe chủ động.

Trên đây là những thông tin gửi tới các chị em nếu chưa biết trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung cần làm gì. Hy vọng chị em sẽ có hành trang chuẩn bị kỹ lượng để có một buổi khám chất lượng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital