Tại Việt Nam, ung thư phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm có lượng người mắc và tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới. Theo số liệu GLOBOCAN năm 2020, Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với 26.262 ca mắc mới chiếm 14.4% và 23.797 ca tử vong vì bệnh mày. Vậy các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi gồm những gì và có thể phòng ngừa bệnh này bằng cách nào?
Menu xem nhanh:
1. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi
Có tới 80% bệnh ung thư phổi có liên quan tới những yếu tố như môi trường, chế độ ăn uống, khói thuốc, không khí, nơi làm việc… Nếu các yếu tố này kết hợp với nhau thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
– Thói quen hút thuốc lá: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi. So với những người không hút thuốc, nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người hút thuốc thường xuyên cao gấp 10 lần. Việc hút thuốc lá thụ động cũng có những ảnh hưởng tương đương với hút thuốc lá trực tiếp.
– Môi trường làm việc: Làm việc trong môi trường có chứa các chất như amiăng, radon, silica, kim loại nặng, hydrocarbon thơm đa vòng… góp phần tăng nguy cơ ung thư phổi.
– Ô nhiễm không khí (khí thải, hóa chất, bụi mịn…) gây tổn thương cơ quan hô hấp và là tiền đề của bệnh ung thư phổi.
– Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc ung thư phổi thì nguy cơ mắc cũng cao hơn bình thường.
– Các bệnh lý viêm mạn tính: Hen phế quản, tắc nghẽn phổi mạn tính, viêm phế quản mạn tính… nếu các tổn thương kéo dài là tiền đề của ung thư phổi.
– Rượu bia và chế độ ăn không lành mạnh nhiều tinh bột làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
– Virus HIV: Là một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi tiềm ẩn và khả năng mắc ung thư phổi cũng tăng theo.
2. Tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi
2.1. Ho kéo dài là một trong các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi
Ho kéo dài là biểu hiện hay gặp nhất của ung thư phổi nhưng đa số mọi người đều chủ quan và cho rằng là do viêm họng. Thực tế có khoảng 50 – 70% các trường hợp ung thư phổi có biểu hiện ho và đa phần không điều trị khỏi bằng các biện pháp thông thường.
Bên cạnh đó, nếu khối u phát triển gần các đường hô hấp, người bệnh có thể ho ra máu. Tuy nhiên lượng máu ở trong trường hợp này thường rất ít có màu hồng nhạt.
2.2. Khó thở và khàn tiếng
Tình trạng dấu hiệu khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi, nếu đột nhiên cơ thể cảm thấy khó thở thì cần phải lưu ý. Trên thực tế có nhiều người bệnh mắc ung thư phổi có dấu hiệu thay đổi nhịp thở do đường thở bị thu hẹp hoặc có chất lỏng tụ trong ngực do có khối u.
2.3. Mệt mỏi – Đau nhức cơ
Đây cũng là một trong những biểu hiện thông thường dễ bị bỏ qua. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do các tế bào ung thư sản sinh sẽ tác động trực tiếp đến quá trình trao đổi oxy, sản xuất máu và kiểm soát quá trình phóng thích năng lượng cho cơ thể.
Đau vùng vai, cánh tay, ngón tay tê bì cũng sẽ xuất hiện khi khối u ở đỉnh phổi chèn ép đám rối thần kinh cánh tay. Các khối u vùng này có thể gây ra một số triệu chứng khác như sụp mi mắt, nóng và đỏ bừng mặt.
Bên cạnh đó tình trạng đau ngực cũng có thể gặp khi khối u đã xâm lấn tới thành ngực. Các điểm đau thường tương ứng với vị trí của khối u, người bệnh có thể bị đau tức ở vùng ngực, lưng hoặc vai. Những cơn đau này có tính chất dai dẳng, âm ỉ và tăng lên khi ho hoặc hít thở sâu.
2.4. Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư phổi thường gặp
Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp tái phát cũng có thể là dấu hiệu của ung thư nhưng ít phổ biến hơn. Khi khối u phát triển ở gần đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở. Sự tắc nghẽn này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như bệnh viêm phế quản và viêm phổi.
2.5. Bất thường ở các mô vú
Dấu hiệu này thường gặp đa số ở nam giới nhiều hơn. Đây là tình trạng vùng ngực to lên bất thường do các tế bào ung thư kích thích nội tiết tố một cách bất thường. Nhưng phụ nữ cũng không nên bỏ qua điều này vì có thể các tế bào ung thư phổi hoặc ung thư ở các bộ phận khác gây ra.
3. Biện pháp để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư phổi
Để có thể phòng ngừa nguy cơ bệnh ung thư phổi có thể phát triển và gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh, nên thực hiện theo một số biện pháp sau:
– Không hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư phổi. Vì vậy cần bỏ thói quen hút thuốc lá hàng ngày và tránh việc hít phải những khói thuốc xung quanh.
– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Các vận động thể lực nhẹ nhàng, đơn giản cũng góp phần gia tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
– Chế độ ăn uống lành mạnh: Để phòng tránh ung thư phổi, trong mỗi bữa ăn hàng ngày cần bổ sung nhiều rau xanh, đa dạng màu sắc (súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua…) và hoa quả tươi. Các loại thực phẩm này không chỉ giúp phòng bệnh mà còn tốt cho những bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch vành…
– Hạn chế tối đa tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng: Đối với những người làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng các biện pháp bảo hộ để tránh và giảm thiểu việc tiếp xúc với các chất độc hại có thể gây ung thư.
– Chủ động tầm soát sức khỏe định kỳ: Khi bệnh ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi thành công có thể lên tới 80 – 90%. Ở các giai đoạn sau tỷ lệ chữa khỏi bệnh sẽ giảm dần, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nếu khối u đã di căn sang các bộ phận khác. Do đó, tầm soát sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trong phát hiện và điều trị bệnh, giúp nâng cao chất lượng sống cho mỗi người.
Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, hiện đang triển khai đa dạng các gói tầm soát sức khỏe từ cơ bản tới chuyên sâu nhằm đánh giá sức khỏe chi tiết nhất. Với sự tư vấn và thăm khám trực tiếp về sức khỏe từ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn với hơn 30 kinh nghiệm. Trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất công nghệ hiện đại, liên tục được đồng bộ thường xuyên giúp quá trình kiểm tra nhanh chóng, chóng xác. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về dấu hiệu của bệnh ung thư phổi và cách để phòng ngừa bệnh hiệu quả!