Trẻ viêm phế quản khó thở cần được cấp cứu kịp thời

Tham vấn bác sĩ

Trẻ viêm phế quản khó thở là một triệu chứng bất thường, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Thậm chí, nếu trẻ khó thở không được cấp cứu kịp thời thì còn có thể dẫn tới hệ quả nguy hiểm là tử vong. Mời bố mẹ đọc ngay bài viết này để được lý giải chi tiết về trường hợp trẻ viêm phế quản xuất hiện triệu chứng khó thở.

1. Trẻ mắc viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Trẻ khi mắc viêm phế quản sẽ xuất hiện tình trạng niêm mạc ống phế quản phù nề, sưng đỏ do viêm nhiễm.

viêm phế quản khó thở có nguy hiểm không

Trẻ mắc viêm tiểu phế quản cần được điều trị kịp thời nhằm tránh biến chứng nguy hiểm

Virus hiện là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên căn bệnh viêm phế quả ở trẻ em. Với hệ miễn dịch còn yếu và chưa hoàn thiện hẳn, trẻ rất dễ mắc viêm phế quản khi bị các virus như RSV, , Enterovirus, Parainfluenzae, denovirus type 1-7, Influenzae A và B… xâm nhập và tấn công.

Ngoài ra, trẻ còn dễ bị tái lại bệnh viêm phế quản khi gặp phải các trường hợp sau:

– Khi sức đề kháng của cơ thể trẻ yếu đi, bé phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay thời tiết thất thường, thay đổi đột ngột sẽ khiến các vi khuẩn này hoạt động mạnh mẽ hơn, nhất là ở vùng mũi họng và gây bệnh viêm phế quản cấp.

– Bé bị dị ứng, viêm xoang mạn tính hoặc người có amidan mở rộng quá mức cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản cấp.

– Các yếu tố bên ngoài như môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc cũng có thể gây bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ.

Viêm phế quản ở trẻ không phải bệnh nguy hiểm, dễ điều trị và dễ khỏi bệnh. Thế nhưng, nếu trẻ bị viêm phế quản cấp không được bố mẹ phát hiện sớm và cho điều trị kịp thời thì bệnh dễ tiến triển nặng, kéo dài thời gian điều trị, thậm chí có thể gây nhiều biến chứng khôn lường, nguy hiểm.

2. Dấu hiệu nhận biết và biến chứng có thể xảy ra ở bé mắc viêm phế quản

2.1. Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã mắc viêm phế quản

Khi mắc viêm phế quản, trẻ sẽ dần xuất hiện các triệu chứng ban đầu, bao gồm:

– Sổ mũi, nghẹt mũi và có thể đi kèm với cảm giác khò khè, khó thở.

– Ho khan hoặc ho có đờm. Sau một vài ngày, cơn ho của bé sẽ tăng nặng, bé đặc biệt ho nhiều vào buổi tối hay sáng sớm.

– Cơ thể bé sốt cao > 38,5 độ C

– Một số trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, đau nhức, thay đổi trong chế độ ăn uống và giấc ngủ, cảm giác buồn nôn…

Nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, bố mẹ có thể nghi ngờ con đã mắc viêm phế quản.

2.3. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ viêm phế quản

viêm phế quản khó thở

Viêm phổi là một biến chứng mà trẻ viêm phế quản có thể gặp phải

Nếu thấy con xuất hiện các triệu chứng nghi mắc viêm phế quản, các phụ huynh không nên chủ quan. Bởi nếu trẻ mắc viêm phế quản không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Tổn thương phế quản và phổi: Viêm phế quản có thể tiến triển và gây tổn thương cho các phế quản nhỏ, phế nang và các cơ quan xung quanh phế nang. Tổn thương này có thể lan tỏa đến cả hai phổi, gây ra biến chứng là viêm phổi. Khi viêm phổi đã phát triển, quá trình điều trị trở nên phức tạp và kéo dài hơn.

– Xẹp phổi: Đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ và sơ sinh mắc viêm phế quản, xẹp phổi là biến chứng có thể xảy ra do đường thở nhỏ hẹp, dễ bị tắc nghẽn bởi niêm mạc phế quản sưng to và dịch trong phế quản.

– Suy hô hấp: Do viêm phế quản gây tắc nghẽn đường thở, thiếu oxy và tăng CO2 trong máu nên biến chứng suy hô hấp có thể xuất hiện. Biến chứng này có thể phát triển nhanh chóng và dẫn đến tử vong.

– Tăng nguy cơ mắc hen suyễn: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ mắc viêm phế quản có nguy cơ cao hơn để phát triển hen suyễn sau này, đặc biệt là ở trẻ dưới 2 tuổi đã từng mắc viêm phế quản nhiều lần.

Nguy hiểm hơn, trẻ mắc viêm phế quản còn có thể xảy ra tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Đây là hậu quả của biến chứng suy hô hấp, viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết… Do đó, nếu trẻ mắc viêm phế quản xảy ra biến chứng bố mẹ càng không thể chủ quan.

3. Bé nghi mắc viêm phế quản nên đi khám bác sĩ sớm

Trẻ viêm phế quản khó thở cần được cấp cứu kịp thời

Trẻ nhỏ khi xuất hiện triệu chứng bất thường về sức khỏe nên được đi khám sớm

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nghi mắc viêm phế quản, lựa chọn tốt nhất là bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng của bé thông qua tiền sử bệnh và thể lực thực tế sau khi nghe tim, phổi… Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ chỉ định bé thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết để xác chính xác tình trạng bệnh.

Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bé được điều trị tại nhà bằng thuốc. Bố mẹ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, cho con uống thuốc đúng liều đủ ngày để bệnh chóng khỏi. Còn trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định bố mẹ cho bé nhập viện điều trị.

Ngoài ra, nếu bé mắc viêm phế quản được điều trị tại nhà, bố mẹ hãy lưu ý một số điều sau để chăm sóc con tốt hơn:

– Duy trì giữ ấm cho bé, hạn chế cho bé ra ngoài trời lạnh để không làm tăng tình trạng viêm phế quản. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé, chỉ cần mặc đủ ấm để tránh tình trạng con bị nóng và khó thở.

– Nếu thấy nước mũi chảy nhiều, bố mẹ hãy thường xuyên lau sạch cho con và dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho bé.

– Cho bé uống nước hoa quả và ăn thức ăn dạng lỏng có thể giúp làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp, nhờ đó bé dễ thở hơn, cơ thể thoải mái hơn.

4. Trẻ viêm phế quản khó thở được đưa đi cấp cứu sớm

Trẻ viêm phế quản sẽ khiến niêm mạc ống phế quản bị phù nề, dịch nhầy nhiều nên việc thở cũng khó khăn hơn. Thế nhưng nếu trẻ viêm phế quản khó thở thì lại là điều rất nguy hiểm. Bởi khó thở, thở co lõm ngực, tím tái… đều là những triệu chứng nguy hiểm, cảnh báo bé viêm phế quản rất có thể đã bị biến chứng suy hô hấp.

So với các biến chứng khác thì biến chứng suy hô hấp rất nguy hiểm, có thể diễn biến nhanh chóng và gây tử vong. Do đó, khi thấy trẻ viêm tiểu phế quản khó thở, bố mẹ cần đưa con đi cấp cứu ngay để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời, ngăn ngừa tối đa rủi ro có thể xảy ra với sức khỏe của con.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital