Trẻ viêm phế quản uống thuốc gì đúng và hiệu quả?

Tham vấn bác sĩ

Một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ đó là viêm phế quản. Bệnh này có thể khiến trẻ gặp các vấn đề về đường thở và có khả năng gây ra tắc nghẽn phổi. Bệnh có nhiều biểu hiện tương đồng với một số bệnh ký thường thấy khác ở trẻ nên thường khó xác định chính xác. Bố mẹ cũng thường chủ quan không đưa con đi khám. Vậy, trẻ viêm phế quản uống thuốc gì mới hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

1. Chẩn đoán viêm phế quản cho trẻ bằng phương pháp nào?

Để chẩn đoán bệnh viêm phế quản cho trẻ em, các bác sĩ sẽ thông qua 2 phương pháp là chẩn đoán lâm sàng (xem xét những triệu chứng điển hình của bệnh) và thông qua các xét nghiệm.

– Thông qua lâm sàng để chẩn đoán bệnh cho trẻ

Trẻ bị bệnh viêm phế quản thường có những biểu hiện rất đặc trưng như sốt, ho, tức và đau ngực, khó thở,… Bác sĩ sẽ điều tra bệnh thông qua lời kể của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và nhìn vào những biểu hiện thông qua quá trình thăm khám lâm sàng trực tiếp với trẻ. Bác sĩ có thể nghe, gõ lồng ngực, sờ nắn vùng bụng, ngực để đưa ra những chẩn đoán đầu tiên của bệnh viêm phế quản:

+ Trẻ bị ho khan hoặc ho có đờm kéo dài trên 3 tuần khiến cho trẻ không ăn uống ngủ nghỉ được. Những cơn ho xuất hiện nhiều hơn vào buổi tối khiến cho trẻ không ngủ được và trở nên quấy khóc.

viêm phế quản uống thuốc gì

Trẻ bị viêm phế quản thường hay quấy khóc nhiều do mệt mỏi

+ Trẻ bị sốt, có những cơn sốt khá cao và phải dùng đến thuốc hạ sốt khi trên mức 38.5 độ.

+ Dịch đờm nhớt trong mũi họng trẻ rất nhiều, có thể có màu xanh hoặc vàng và có mùi khá khó chịu.

+ Đờm, dịch tiết tồn tại lâu ngày trong đường thở gây ra tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ thở khò khè, có tiếng rít.

+ Trẻ bị khó thở nhiều, biểu hiện qua các tiếng ran rít nơi lồng ngực, bác sĩ có thể nghe rõ những tiếng này qua ống nghe tim phổi.

+ Trẻ bị chán ăn, nôn trớ nhiều, bỏ ăn và biểu hiện bên ngoài mệt mỏi, người ủ rũ và quấy khóc nhiều.

+ Trẻ xanh xao, có xu hướng sụt cân, gầy yếu.

Nếu có những biểu hiện lâm sàng như trên, cha mẹ hoàn toàn có thể tự quan sát trẻ và đưa trẻ đi khám để được làm các xét nghiệm cận lâm sàng chi tiết hơn để xác định bệnh, tránh để tình trạng chuyển nặng hơn.

– Thông qua các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm phế quản

Nhằm đưa ra những kết luận chính xác nhất, các bác sĩ sẽ thường tiến hành chỉ định làm các xét nghiệm chi tiết hơn như:

+ Chụp X- quang ngực giúp xác định vị trí chính xác của ổ viêm trong phế quản và phổi của trẻ. Nếu trẻ bị viêm gây ra sưng lòng ống phế quản, dẫn đến sự tắc nghẽn của ống phế quản cũng sẽ được thể hiện trên phim chụp Xquang.

+ Lấy dịch mũi hầu họng để xác định một số loại virus có thể gây bệnh như Cúm A, B, RSV,… Ngoài ra, có thể dùng dịch này để nuôi cấy tế nào, xét nghiệm huỳnh quang, PCR,…

+ Đối với trẻ lớn trên 5-6 tuổi có thể làm thêm thăm dò các chức năng của phổi, xét nghiệm máu để xem xét liệu trẻ có bị hen suyễn, thủng khí phế quản không,…

2. Cách điều trị viêm phế quản với thuốc

2.1. Viêm phế quản uống thuốc gì đúng và hiệu quả cao

Do bệnh viêm phế quản xuất hiện khá thường xuyên, biểu hiện bệnh cũng không quá rõ ràng so với những bệnh khác nên nhiều cha mẹ có thói quen mua tự mua thuốc hoặc mua lại đơn thuốc cũ cho trẻ uống. Cũng có trường hợp bệnh sau khi uống thì thuyên giảm nhưng sau khi đã tái phát thì mức độ nặng hơn. Chính vì vậy, lời khuyên dành cho bố mẹ là đưa trẻ đi khám để được kê đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường những loại thuốc được sử dụng khi trẻ bị viêm phế quản đó là:

– Thuốc ho, thuốc long đờm

Thuốc long đờm có tác dụng làm loãng đờm nhớt trong đường thở và giúp tống đờm ra ngoài dễ hơn. Khi đờm bị long ra khỏi đường thở sẽ tạo phản ứng ho để cục đờm được đẩy ra bên ngoài. Nhiều trẻ sau khi uống long đờm có cảm giác ho nhiều hơn nhưng không phải bệnh tiến triển nặng hơn mà hoàn toàn là phản ứng bình thường của cơ thể. Những loại thuốc long đờm thường được dùng như: acetylcystein, benzoat, carbocistein, dextromethorphan,…

Ngược lại, thuốc giảm ho lại gây ra một số ức chế thần kinh khiến cho trẻ mất phản ứng ho. Thuốc giảm ho chỉ được chỉ định dùng trong một số trường hợp nhất định.

viêm phế quản uống thuốc gì

Các loại thuốc chữa viêm phế quản đều cần được bác sĩ kê đơn

Thuốc giãn phế quản được dùng khi trẻ có biểu hiện khó thở, tắc nghẽn phổi hoặc co thắt phế quản.

– Thuốc kháng viêm

Hầu hết mọi trường hợp trẻ bị viêm phế quản đều được chỉ định thuốc kháng viêm loại khác nhau tùy theo mức độ viêm nhiễm của phế quản. Những loại thuốc có chứa thành phần corticoid thường có tác dụng nhanh và mạnh nhưng có thể thể để lại nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Những loại thuốc dạng xịt thường sẽ được bác sĩ ưu tiên sử dụng hơn, trường hợp nặng có thể dùng dưới dạng tiêm. Những loại thuốc như vậy cần có chỉ định liều dùng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ nhằm hạn chế tối đa những tác dụng phụ của thuốc.

– Thuốc kháng sinh

Nếu trẻ bị viêm phế quản cấp không có yếu tố nguyên nhân do vi khuẩn thì việc điều trị bằng kháng sinh là không cần thiết. Những trường hợp bị bội nhiễm, bác sĩ đã xác định được chính xác khả năng nhiễm khuẩn của trẻ thì việc dùng kháng sinh là cần thiết.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã viêm phế quản do vi khuẩn hoặc bội nhiễm đó là: Ho đờm có màu xanh vàng, bệnh kéo dài trên 10 ngày không suy giảm, v…v… Lúc này bác sĩ có thể một số loại kháng sinh như: ampicilin, penicilin, amoxicilin, macrolid, beta lactam, quinolon,…

Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn có thể kê những loại kháng sinh khác nhau, thậm chí có thể kết hợp nhiều loại trong những trường hợp bệnh nặng, hoặc những trường hợp đặc biệt.

Kháng sinh là loại thuốc không được tự ý mua mà buộc phải uống theo đơn của bác sĩ. Cha mẹ chú ý cho con uống đủ liều, không được tự ý tăng giảm liều dùng, kéo dài thời gian sử dụng hoặc ngừng thuốc trước thời hạn để tránh tình trạng kháng thuốc.

– Thuốc kháng virus

Một số trường hợp viêm phế quản do virus sẽ được chỉ định dùng thuốc chống virus. Tuy nhiên, việc điều trị cũng không hề dễ dàng khi virus thường khu trú trong tế bào. Nhưng nếu trẻ đáp ứng thuốc thì có thể nhanh chóng bình phục trong khoảng từ 7 cho đến 10 ngày.

2.2. Lưu ý khi chưa biết viêm phế quản uống thuốc gì?

Ngoài việc sử dụng những loại thuốc thích hợp như đơn kê của bác sĩ, cha mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau khi trẻ bị viêm phế quản:

– Không tự ý mua các loại thuốc để điều trị triệu chứng bệnh nếu như chưa đi thăm khám ở bệnh viện.

– Cho trẻ vệ sinh miệng, mũi, họng bằng nước muối sinh lý đẳng trương đóng sắn hoặc tự pha theo tỉ lệ đúng.

viêm phế quản uống thuốc gì

Cha mẹ cũng cần để ý đến chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị viêm phế quản

– Không cho trẻ đến những nơi có nhiều khói thuốc. Nếu trong gia đình có nhiều người hút thuốc lá thì tình trạng viêm phế quản của trẻ có thể lâu khỏi hơn và dễ tái phát dai dẳng.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, diệt khuẩn để loại bỏ các loại mầm bệnh trong môi trường sống của trẻ.

– Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều mỗi khi bệnh, tránh chạy nhảy, vận động mạnh.

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, …

Như vậy, ngoài việc cho trẻ uống thuốc, cha mẹ cũng cần có những hỗ trợ khác về mặt chăm sóc trẻ để giúp trẻ nhanh hồi phục hơn, rút ngắn thời gian bị bệnh.

Trên đây là những thông tin về cần thiết để cung cấp cho các bậc phụ huynh mỗi khi con bị bệnh mà không biết viêm phế quản uống thuốc gì. Hy vọng những thông tin trong bài viết sé hữu ích với nhiều cha mẹ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital