Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản cho trẻ tại nhà

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phạm Văn Hưng

Bác sĩ Nhi

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản ở trẻ sẽ có một số khác biệt so với người lớn viêm phế quản. Chính vì thế, cha mẹ có con viêm phế quản cần chú ý điều này, tránh chăm sóc điều trị sai cách, có thể làm bệnh tình của bé không chuyển biến tích cực, hoặc thậm chí là tiên lượng xấu.

1. Vì sao trẻ viêm phế quản? Trường hợp trẻ nào dễ bị bệnh?

Viêm phế quản giống như tên gọi của nó, là tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, nhưng thường hay bắt gặp ở trẻ nhỏ.

Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân viêm phế quản như thế nào

Viêm phế quản là bệnh lý dễ bắt gặp ở trẻ

1.1. Những nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ

Trẻ bị viêm phế quản có thể vì xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

– Do trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn, như virus hợp bào hô hấp, virus cúm, Adenovirus – các loại virus gây bệnh hô hấp. Thời điểm giao mùa cũng là lúc các tác nhân này phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn.

– Do có ký sinh trùng nấm gây viêm phế quản ở trẻ.

– Do vấn đề môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí hậu biến đổi, môi trường sống tiếp xúc với khói thuốc hoặc người bị bệnh lao phổi trong gia đình,… Đôi khi, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột khiến trẻ không kịp thích nghi cũng có thể gây bệnh viêm phế quản cho trẻ.

– Do trẻ không được bú sữa mẹ nhiều, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu sức đề kháng

– Do các vấn đề liên quan đến trẻ như trẻ bị đẻ non, mắc dị tật bẩm sinh về hô hấp, suy giảm miễn dịch hoặc trẻ không được tiêm phòng nên không được đề kháng đúng cách.

1.2. Chú ý những trường hợp trẻ dễ mắc viêm phế quản

Một số trẻ dễ mắc viêm phế quản hơn những trẻ khác là do:

– Trẻ có vấn đề béo phì, thừa cân

– Cơ địa dị ứng của trẻ khiến trẻ hay dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông động vật,…

– Những trẻ có hoàn cảnh và môi trường sống thường tiếp xúc với khói thuốc lá.

– Trẻ sống ở những nơi có độ ẩm cao, nấm mốc phát triển.

2. Nhận biết sớm tình trạng viêm phế quản của trẻ để lên kế hoạch điều trị, chăm sóc đúng cách

Viêm phế quản có biểu hiện khá phức tạp và dựa theo từng giai đoạn biến chuyển của bệnh. Với trẻ, cha mẹ và người chăm sóc có thể dựa vào những biểu hiện:

– Giai đoạn khởi phát viêm phế quản: Trẻ hoạt động ít, kém ăn bỏ bú, thường ngạt mũi, sổ mũi, ho khan. Bên cạnh đó, bé sốt, tình trạng sốt có thể nhẹ. Một số trẻ có thể có hiện tượng tiêu chảy.

– Giai đoạn toàn phát: Trẻ sốt cao có thể lên đến 38, 40 độ. Lúc này, trẻ ho nhiều hơn, ho khan hoặc hoa có đờm đục. Tình trạng thở lúc này của trẻ nặng nề hơn, kèm biểu hiện khó thở, thở gấp. Một số biểu hiện khác ở trẻ: chán ăn, sắc mặt kém, môi tím tái, đau bụng, tiêu chảy, nôn,…

Cần Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân bị viêm phế quản

Nhận biết sớm viêm phế quản ở trẻ để điều trị kịp thời

3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhi viêm phế quản tại nhà

Trước khi lập và thực hiện chăm sóc trẻ viêm phế quản tại nhà, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám tại bệnh viện uy tín và nhận hướng dẫn điều trị tại nhà của bác sĩ để tránh việc chăm sóc sai cách và điều trị muộn, dẫn đến viêm phế quản mạn tính cùng những biến chứng nguy hiểm của tình trạng suy hô hấp với sức khỏe và tính mạng của trẻ.

3.1. Điều trị cho trẻ bị viêm phế quản tại nhà

Thực hiện điều trị cho trẻ bị viêm phế quản tại nhà với đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời lưu ý:

– Hạ sốt cho trẻ với hình thức chườm khăn ấm khi trẻ bị sốt. Khi trẻ sốt trên 38 độ, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định thuốc bác sĩ đã kê.

– Để trẻ bài tiết đờm và lưu thông tuần hoàn máu ở phổi tốt hơn, hay dùng phương pháp vỗ lưng cho trẻ. Khi thực hiện điều này, hãy chú ý thực hiện cách khoảng 1h sau khi trẻ ăn để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

– Dạy trẻ cách ho đúng cách để tránh mất sức: cho trẻ ngồi, đầu ngả về trước, hít thở nhịp nhàng cho đến khi khạc được đờm ra ngoài.

3.2. Vấn đề vệ sinh cho trẻ bị viêm phế quản

– Khi vệ sinh mũi miệng cho trẻ, cần sử dụng khăn giấy mềm. Cha mẹ cũng lưu ý bỏ khăn ngay sau khi đã sử dụng. Với những gia đình sử dụng khăn xô, cần chú ý giặt và khử trùng để tránh tình trạng bệnh lâu không khỏi, cũng như tránh tình trạng vi khuẩn bám trên khăn xâm nhập vào cơ thể bé.

– Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, nơi ngủ của trẻ thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.

– Cha mẹ rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị đồ ăn cho trẻ

3.3. Chế độ ăn uống cho trẻ viêm phế quản

– Để trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ viêm phế quản.

– Không nên ép trẻ ăn vì dễ khiến trẻ nôn trớ, sợ ăn. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể ăn và hấp thụ hiệu quả hơn.

– Một số món giảm ho, long đờm như quất hấp mật ong, đường phèn có thể hỗ trợ trẻ viêm phế quản lúc này, cha mẹ có thể tham khảo.

3.4. Phòng và lên kế hoạch để trị viêm phế quản cho trẻ từ sớm

Bệnh viêm phế quản của trẻ có thể được chữa khỏi nếu cha mẹ phát hiện bệnh sớm và cho con điều trị kịp thời. Vì vậy, cha mẹ nên để ý những dấu hiệu bệnh và khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường, cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bác sĩ Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản

Điều trị kịp thời bệnh viêm phế quản để tránh biến chứng nguy hiểm

Bên cạnh đó, cha mẹ không quên phòng bệnh viêm phế quản cho con bằng cách:

– Tránh các tác nhân dị ứng cho trẻ, hạn chế tiếp xúc với chó mèo hay các loại lông thú, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh trẻ khỏi các môi trường khói thuốc, hóa chất độc hại.

– Vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi bế trẻ hoặc trước khi cho trẻ bú.

– Đảm bảo môi trường sống và vui chơi của trẻ luôn trong lành, thường xuyên giặt giũ chăn mà, tránh ẩm mốc,…

– Vệ sinh cho trẻ đúng cách, đặc biệt cần vệ sinh tai mũi họng cho trẻ hằng ngày và kiểm tra kỹ lưỡng để phòng tránh bệnh cho trẻ

Cha mẹ chú ý khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản là con cái cần quan tâm thêm về môi trường sinh sống của trẻ, tạo điều kiện sống để trẻ phòng bệnh tái phát cũng như phục hồi tốt nhất

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital