Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày và cách xử trí

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, bất kỳ một yếu tố nào tác động không thuận lợi có thể dẫn tới việc trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày. Điều này lại ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Hãy theo dõi ngay bài viết này để biết cách xử trí đúng đắn nhất nhé. 

1. 6 Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài 

nguyên nhân trẻ bị đi ngoài

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị đi ngoài.

Trước tiên, ba mẹ cần tìm hiểu xem trẻ bị đi ngoài có phải vì một trong những nguyên sau đây hay không: 

– Thay đổi sữa đột ngột. Trẻ đang dùng sữa mẹ và được chuyển sang sữa công thức, hoặc mẹ thay đổi đột ngột loại sữa công thức đang dùng, có thể chính là nguyên nhân khiến bé đi ngoài. Lý do là hệ tiêu hoá của con chưa thích nghi kịp thời với sự thay đổi này, dẫn tới tình trạng tiêu chảy. 

– Bé bị nhiễm virus Rota. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Loại virus này có thể lay lan qua đồ chơi, mặt bàn, mặt ghế…, do đó trẻ rất dễ lây nhau. Ngoài triệu chứng đi ngoài, trẻ còn có thêm một số triệu chứng khác như nôn nhiều lần, sốt cao….

– Bất dung nạp protein hoặc lactose.

– Trẻ mắc một số bệnh lý về đường ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích… 

– Mẹ sử dụng một số loại thuốc trong quá trình cho con bú. Nếu như mẹ đang sử dụng loại thuốc nào đó thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn nhé.

– Dị ứng sữa mẹ. Một số trường hợp, hệ tiêu hóa của bé có thể không hấp thu được một số thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Theo các bác sĩ khoa Nhi, trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày vô cùng nguy hiểm bởi dễ dẫn tới mất nước, rối loạn điện giải. Trường hợp nặng hơn, bé có thể bị mất ý thức tạm thời, trẻ lơ mơ không tỉnh táo, tim đập nhanh, da nhợt nhạt, và nguy hiểm hơn cả là có thể dẫn tới tử vong. 

2. Những dấu hiệu cho thấy bé bị đi ngoài

2.1. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày

Ở trẻ sơ sinh khoẻ mạnh bình thường, trẻ có thể đi 3-4 lần/ngày, hoặc có thể tới 7-8 lần ở một số trẻ. Khi hệ tiêu hoá của trẻ gặp vấn đề, bé sẽ đi ngoài nhiều lần hơn con số trên. 

2.2. Sự thay đổi của phân

Màu sắc của phân ở trẻ bị tiêu chảy có sự khác biệt rõ rệt. Nếu như trẻ khoẻ mạnh, phân lường lỏng, mềm, có màu xanh đậm hoặc vàng đậm thì ở trẻ tiêu chảy, phân của bé thường chứa nhiều chất nhầy đôi khi có lẫn máu. Bên cạnh đó, phân còn có có thể có bọt, có lẫn nước, mùi chua…

2.3. Cơ thể trẻ bị mất nước 

Khi bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, thì mất nước sẽ là điều dễ xảy ra và điều này vô cùng nguy hiểm với cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh. Mất nước được chia làm nhiều cấp độ khác nhau: 

– Trẻ bị mất nước mức độ nhẹ: Mắt khô, nước mắt chảy ít khi khóc; miệng khô, hay quấy khóc, không chịu chơi; Bé tiểu ít hơn bình thường và nếu như mẹ thường xuyên để ý bỉm của con thì dễ phát hiện ra. 

– Trẻ bị mất nước mức độ trung bình: Mắt bé bị trũng, lờ đờ, không nhanh nhạy, hay buồn ngủ. Khi mẹ sờ vào da bé sẽ thấy da con bị khô và độ đàn hồi kém.

– Trẻ bị mất nước cấp độ nặng: Ngủ li bì, không chơi đùa. Bé có thể không đi tiểu trong thời gian dài, khoảng 6 giờ. Khi ấn nhẹ vào bụng, các nếp da trên bụng trẻ không còn đàn hồi; Mạch trẻ đập nhanh, huyết áp không đo được. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cấp, trẻ cần được cấp cứu kịp thời.

24. Một số triệu chứng khác liên quan đến nguyên nhân gây tiêu chảy

– Trẻ thường xuyên nôn trớ, nôn nhiều lần trong ngày.

– Trẻ bị sốt từ nhẹ tới cao.

– Trẻ không chịu ăn, quấy khóc, gắt gỏng.

3. Những điều ba mẹ cần làm ngay khi con bị tiêu chảy

trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày

Khi trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày, mẹ cần tiệt trùng và vệ sinh dụng cụ pha sữa thật cẩn thận.

– Cơ thể trẻ sơ sinh rất non yếu, do vậy khi thấy con có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, phụ huynh hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Với mỗi nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, để cải thiện nhanh các triệu chứng, ba mẹ hãy làm ngay những điều sau: 

– Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt, và luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh dùng thuốc hạ sốt, ba mẹ hãy dùng khăn ấm để lau các vùng trán, nách, bẹn… để nhanh hạ sốt hơn.

Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ

Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và được điều trị sớm.

– Bổ sung nhiều nước cho bé thông qua việc cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, cho trẻ uống nước và chất bù điện giải (nếu trẻ trên 6 tháng).

– Bổ sung chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho mẹ và bé. Đối với mẹ đang cho con bú, mẹ cần ăn nhiều thực phẩm tốt cho tiêu hoá như rau xanh, chuối, ngũ cốc… ; Đối với trẻ đang ăn dặm thì nên bổ sung các thực phẩm này vào cháo của bé. Lưu ý, khi trẻ đang bị tiêu chảy, mẹ không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có cồn, thực phẩm có mùi và nhiều khí.

– Tiệt trùng cẩn thận dụng cụ pha sữa và ăn dặm của bé.

– Những trẻ đang uống sữa công thức có thể cần đổi sang loại sữa dành riêng cho trẻ bị tiêu chảy. Ba mẹ có thể nhờ tư vấn của bác sĩ.

– Thay tã và vệ sinh vùng mông, bẹn của trẻ thường xuyên và sạch sẽ để tránh bị hăm và các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.

– Bên cạnh đó, để trẻ có hệ miễn dịch và sức khoẻ tốt nhất, mẹ nên cho trẻ bú tới 18 – 24 tháng; cho trẻ nhỏ Rota để phòng tiêu chảy do virus Rota gây ra.

Nhỏ Rota cho bé

Nhỏ Rota giúp trẻ phòng được bệnh tiêu chảy do virus Rota.

Những thông tin chúng tôi cung cấp vừa rồi chắc chắn đã giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc xử trí khi trẻ bị tiêu chảy. Hãy theo dõi chuyên mục của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc trẻ nhé. 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital