Trẻ đi ngoài nhiều lần do đâu, nên xử trí ra sao?

Tham vấn bác sĩ

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày là một trong những vấn đề luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy và cha mẹ nên làm gì khi con bị đi ngoài nhiều lần trong ngày.

1. Nhận biết trẻ đi ngoài nhiều lần

Trẻ đi ngoài thường xuyên khiến không ít bậc cha mẹ vô cùng lo ngại. Các chuyên gia cho biết, đối với trẻ sơ sinh trong tháng đầu, tần suất đi ngoài của bé thường từ 4-10 lần mỗi ngày. Sau khi bé đầy tháng, mỗi trẻ có tần suất đi ngoài giảm dần, có trẻ chỉ đi 2 lần/ngày. Nếu trẻ đi ngoài nhiều lần nhưng phân bình thường và tiếp tục ăn và bú tốt, cha mẹ không cần lo lắng vì trẻ đang phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng kèm theo các dấu hiệu bất thường sau đây thì cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời:

– Phân lỏng, hôi

Đau bụng khó chịu

– Vã mồ hôi

– Thân nhiệt cao

– Trẻ mất sức, quấy khóc

– Nôn mửa, bỏ ăn…

Tình trạng này cảnh báo sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề, cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các tác động xấu như nhiễm trùng đường ruột, mất nước…

Trẻ đi ngoài quá nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm

Trẻ đi ngoài quá nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm

2. Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng đi ngoài quá nhiều lần trong ngày như:

– Tiêu chảy: Khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài từ 8 – 10 lần/ngày, kèm theo phân lỏng toàn nước, có màu xanh, có dịch nhầy hoặc máu, khó chịu, quấy khóc, bú kém, nôn mửa… thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị tiêu chảy. Tiêu chảy ở trẻ là một trong những bệnh lý nguy hiểm bởi có thể gây mất nước, suy thận, suy hô hấp, tử vong… nếu không được phát hiện sớm.

– Dị ứng sữa mẹ: Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thông qua việc bú sữa. Khi mẹ ăn uống với một chế độ không khoa học, thực phẩm không phù hợp với trẻ thì có thể khiến trẻ bị dị ứng khi bú sữa và dẫn tới tình trạng đi ngoài nhiều lần.

– Nhiễm ký sinh trùng: Ký sinh trùng Giardia Lamblia có khả năng dễ dàng lây lan qua nguồn nước hoặc thực phẩm mà trẻ sử dụng hàng ngày. Đây được xem như là một trong những thủ phạm hàng đầu khiến trẻ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Khi bị nhiễm ký sinh trùng, trẻ có các triệu chứng tiêu chảy tóe nước, có máu trong phân… Ngoài ra, ký sinh trùng cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ chất béo của cơ thể, dẫn tới trẻ đau bụng thường xuyên, chán ăn, đầy hơi, sốt nhẹ…

– Dị ứng thức ăn: Protein có trong nhóm thức ăn dễ gây dị ứng nhiều nhất là trứng, hải sản, cá, ngũ cốc… là thành phần chính gây ra dị ứng ở trẻ. Bên cạnh đi ngoài liên tục khi dị ứng thức ăn, trẻ còn xuất hiện các biểu hiện khác như đau bụng, nôn mửa, khó thở…

– Sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài nhiều lần ở trẻ. Một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng cũng dẫn tới các tác dụng phụ là làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ nhỏ. Từ đó, hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, dễ dẫn tới tình trạng đi vệ sinh nhiều lần.

– Mọc răng: Ở một số trẻ nhỏ, khi mọc răng sẽ kèm theo biểu hiện sốt và đi ngoài nhiều lần do các bé bị ngứa lợi, cho tay và đồ vật vào miệng để ngậm nên các tác nhân có hại dễ dàng tấn công và gây nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân trẻ đi ngoài nhiều lần do đâu theo các chuyên gia có thể trẻ bị nhiễm ký sinh trùng

Nguyên nhân trẻ đi ngoài nhiều lần do đâu theo các chuyên gia có thể trẻ bị nhiễm ký sinh trùng

3. Cha mẹ cần làm gì?

Nếu nhận thấy con có các biểu hiện đi ngoài nhiều lần hơn so với bình thường hoặc kèm theo các triệu chứng nguy hiểm thì cha mẹ cần chủ động đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và bệnh lý mà trẻ gặp phải, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị bằng các phương pháp phù hợp như sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của trẻ.

Đồng thời, trong quá trình điều trị trẻ bị đi ngoài nhiều lần, cha mẹ cũng cần lưu ý tới một số vấn đề như sau:

– Cho bé uống đủ nước: Trẻ bị đi ngoài nhiều lần, đặc biệt là tiêu chảy sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất nước là rất lớn nên các bậc phụ huynh cần lưu ý bổ sung nước và điện giải kịp thời cho trẻ. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, nước trái cây hoặc các dung dịch bù nước như oresol theo khuyến cáo của bác sĩ. Trung bình mỗi ngày bé cần uống từ 8-12 cốc nước, tương đương với khoảng 2-3 lít nước để bù lại nước và điện giải đã mất đi khi bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất để trẻ có sức khỏe và bảo đảm sức đề kháng không bị ảnh hưởng. Nếu bé chán ăn hoặc nôn trớ, cha mẹ có thể chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày và chế biến thành các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa.

– Đa số trẻ bị tiêu chảy cấp có thể tiêu hóa các sản phẩm sữa bò nguyên chất nên cha mẹ không cần pha loãng sữa mà vẫn cho bé uống sữa hoặc ti mẹ bình thường. Nếu trẻ được chẩn đoán dị ứng sữa, cha mẹ cần đổi sang loại sữa công thức khác phù hợp hoặc ăn uống khoa học để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa khi cho trẻ bú mẹ.

– Tránh để trẻ dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo khó hấp thụ, thực phẩm chứa nhiều đường hóa học trong giai đoạn hệ tiêu hóa đang bị rối loạn.

– Bổ sung men vi sinh khi có khuyến cáo của bác sĩ để cung cấp lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa của trẻ.

Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Khi trẻ đi ngoài nhiều lần, bố mẹ cần chủ động đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín kịp thời để được thăm khám, đánh giá đúng về tình trạng bệnh và tư vấn điều trị với các phương pháp phù hợp hơn để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc cải thiện tiêu hóa, thuốc cầm tiêu chảy hay điều trị bệnh cho trẻ bằng mẹo dân gian khi chưa có sự kiểm nghiệm hoặc khuyến cáo từ bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital