Nội soi sỏi thận được coi là các giải pháp điều trị sỏi phổ biến nhất hiện nay bởi đây là phương pháp ít xâm lấn, hiệu quả cao và thời gian hồi phục nhanh. Vậy thế nào là phẫu thuật nội soi sỏi thận, có các phương pháp điều trị nào, người bệnh tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1.Nội soi sỏi thận là gì?
Sỏi thận là khối cứng hình thành khi các chất cặn trong nước tiểu liên kết lại với nhau(thường là khoáng chất và các tinh thể cứng li ti). Sỏi thận hình thành và phát triển về kích thước, số lượng nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và ngăn chặn nguy cơ.
Nếu để kéo dài, sỏi thận có thể dẫn tới nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và thậm chí là tính mạng của người bệnh. Một số biến chứng điển hình có thể kể đến như: giãn đài bể thận, thận bị ứ nước, viêm thận và suy thận…
Để nhận dạng được bệnh sỏi thận, người bệnh có thể lưu ý với một số biểu hiện sau: nước tiểu có màu và mùi lạ, đi tiểu ra máu, đau hông lưng, đau bụng… Có rất nhiều phương pháp để điều trị dứt điểm sỏi thận, trong đó có thể kể đến các phương pháp nổi bật sau:
– Phẫu thuật mổ mở đưa sỏi ra khỏi cơ thể.
– Dùng thuốc điều trị sỏi.
– Tán sỏi nội soi – công nghệ điều trị mới không cần mổ.
Công nghệ tán sỏi nội soi sử dụng sóng điện từ/sóng xung kích/ laser để tán vỡ sỏi mà không cần “mổ mở”, có thể thực hiện thông qua đường tự nhiên hoặc đường hầm siêu nhỏ. Nhờ vậy hạn chế được tối đa đau đớn, biến chứng sau điều trị, người bệnh nhân chóng hồi phục và hòa nhập với cuộc sống thường ngày.
2. Những điều cần lưu ý trước khi nội soi sỏi thận
Quá trình nội soi sỏi thận đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn cho người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng cơ thể của người bệnh để đánh giá có đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm không và tư vấn về phương pháp điều trị bao gồm:
– Những điều người bệnh cần thực hiện và những lưu ý quan trọng trước điều trị.
– Những ưu điểm và nhược điểm của nội soi sỏi thận được chỉ định.
– Tư vấn về quá trình điều trị và cách bác sĩ thực hiện điều trị.
– Tư vấn về tình trạng sử dụng thuốc và bệnh lý nền của người bệnh(nếu có).
– Những thủ tục người bệnh cần lưu ý trước khi điều trị.
– Giải đáp những thắc mắc của người bệnh và thăm khám tình trạng của người bệnh để chỉ định thời gian điều trị.
Những xét nghiệm người bệnh cần thực hiện trước khi điều trị nội soi sỏi thận bao gồm: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm công thức máu, chụp CT, chụp X – quang…
3. Tìm hiểu về các phương pháp nội soi sỏi thận
Các phương pháp nội soi sỏi thận sẽ được sử dụng để điều trị cho nhiều trường hợp sỏi khác nhau. Tuy nhiên, đa phần nội soi sỏi thận đều chống chỉ định với các trường hợp sau đây:
– Người bệnh bị dị dạng đường niệu: hẹp niệu quản, dị dạng thận, niệu quản gấp khúc…
– Trường hợp sỏi đài thận, bể thận với kích thước lớn hơn 3cm.
– Người bệnh đang bị viêm tiết niệu chưa điều trị dứt điểm.
– Phụ nữ đang mang bầu và bệnh nhân mắc phải chứng rối loạn máu khó đông.
– Người bệnh bị bệnh lý nền về thận nặng: suy thận, thận bị ứ nước hoặc chức năng thận suy giảm nghiêm trọng.
3.1 Phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm trị sỏi thận
Tương tự như kĩ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi nội soi ống mềm cũng can thiệp qua đường tiểu của cơ thể để tác động đến sỏi tại thận. Bác sĩ sẽ thực hiện luồn dây laser từ niệu quản, qua bàng quang và niệu quản đến thận. Sau khi tiếp cận sỏi, bác sĩ sẽ dùng laser, điều chỉnh vị trí chuẩn và “bắn” vỡ sỏi. Vụn sỏi sẽ đồng thời được gắp ra hoặc trôi theo nước tiểu ra ngoài.
Kỹ thuật này được nhiều bác sĩ chỉ định điều trị cho bệnh nhân sỏi thận bởi thời gian hồi phục nhanh chóng, người bệnh không cần nằm viện lâu. Đồng thời, điều trị với tán sỏi nội soi, người bệnh hạn chế nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tán sỏi nội soi ống mềm thường áp dụng cho sỏi thận kích thước lớn, cụ thể là dưới 2,5 cm.
3.2 Phương pháp phẫu thuật nội soi sỏi thận qua da
Khác với tán sỏi nội soi ngược dòng hay nội soi ống mềm, tán sỏi qua da sử dụng một “đường hầm”(khoảng 5mm) sau đó đưa dây dẫn vào cơ thể để tán vỡ sỏi. Đối với phương pháp này, đường hầm vào thận rất quan trọng bởi cần đảm bảo hai yếu tố:
– Đường hầm vào thận ngắn nhất có thể, đảm bảo toàn cho người bệnh.
– Tiếp cận sỏi ở khoảng cách gần và dễ điều trị nhất.
Kỹ thuật nội soi qua da được coi là giải pháp tối ưu thay thế cho các phương pháp điều trị truyền thống. Đây là phương pháp trị sỏi thận ít đau đớn và ít xâm lấn cơ thể. Người bệnh có thể lấy được hết sỏi ra khỏi cơ thể chỉ sau một lần điều trị. Vì người bệnh không cần mổ nên hạn chế tối đa được những biến chứng sau điều trị, đồng thời người bệnh cũng không cần lo lắng về sẹo xấu sau điều trị.
4. Người bệnh cần lưu ý gì sau điều trị nội soi sỏi thận
Để hiệu quả điều trị tốt nhất và phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi, người bệnh cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để điều trị sỏi hiệu quả hơn.
Một số nguyên tắc sau điều trị người bệnh cần nắm được:
– Không ăn nhiều đồ ăn mặn, nhiều muối hoặc quá ngọt.
– Uống nước lọc từ 2,5 đến 3 lít mỗi ngày
– Không sử dụng nhiều đồ ăn nhanh và đồ chứa nhiều dầu mỡ
– Bổ sung lượng canxi để cân bằng dưỡng chất
– Không sử dụng nhiều cà phê, nước chè, rượu bia…
– Không hấp thu nhiều nhóm thực phẩm chứa nhiều kali, oxalat, đạm…
Đồng thời, người bệnh nên lưu ý về chế độ luyện tập sau điều trị:
– Người bệnh nên tập luyện nhẹ nhàng, không nên nằm quá nhiều sau điều trị tán sỏi nội soi.
– Cấp độ luyện tập nên tăng dần theo thời gian.
– Không bê vác vật nặng, lôi kéo nhiều sau điều trị. Đối với tán sỏi qua da, người bệnh không tác động mạnh đến vết rạch vào thận, đồng thời hạn chế để nước hoặc hóa chất tác động đến vết thương một vài ngày đầu sau điều trị.