Bắn sỏi thận – Phương pháp điều trị sỏi hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Bắn sỏi thận hay còn gọi là tán sỏi thận là phương pháp can thiệp ngoại khoa trong điều trị bệnh sỏi thận. Phương pháp này sử dụng tác động bên ngoài (bắn laser được sử dụng phổ biến nhất) để loại bỏ trực tiếp sỏi hoặc phá vỡ sỏi trong thận thành các mảnh nhỏ. Sau đó sỏi sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể. Bắn laser sỏi thận được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh sỏi thận ít xâm lấn nhất và hiện đại nhất hiện nay.

1. Phương pháp bắn sỏi thận là gì?

Phương pháp bắn sỏi thận là kỹ thuật dùng năng lượng tia laser để “bắn phá sỏi thận” qua đường hầm được các bác sĩ tạo qua da vào thận. Sỏi thận sẽ dễ dàng được đưa ra khỏi cơ thể.

Đây là một bước đột phá trong điều trị bệnh sỏi thận giúp thay thế cho các điều trị truyền thống. Phương pháp này hạn chế tối đa khả năng sót sỏi thận. Người bệnh cảm thấy ít đau hơn, sẹo nhỏ không gây mất thẩm mỹ. Do ít ảnh hưởng tới chức năng của thận nên bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

Bắn sỏi thận là phương pháp điều trị sỏi hiệu quả, ít gây đau đớn

Bắn sỏi thận là phương pháp điều trị sỏi hiệu quả, ít gây đau đớn

2. Đối tượng chỉ định bắn sỏi thận

Một số trường hợp có thể áp dụng phương pháp này, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân không thể áp dụng kỹ thuật bắn sỏi trong điều trị. Các trường hợp cụ thể là:

2.1 Đối tượng được chỉ định bắn sỏi thận

– Sỏi đài bể thận có kích thước nhỏ hơn 3cm và có thể ở dạng đơn thuần, phối hợp hoặc nhiều viên.

– Người có sỏi thận và sỏi niệu quản sát bể thận có kích thước lớn hơn 2 cm

-Sỏi thận sót hoặc bị tái phát sau mổ mở.

-Trẻ em có cân nặng nhỏ hơn 30kg

-Người béo phì có cân nặng hơn 130kg

– Trường hợp sỏi niệu quản trên di chuyển trong thận sau khi thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng

– Sỏi có cấu tạo quá cứng không tán nhỏ được

– Sỏi niệu quản trên di chuyển vào bên trong thận sau khi thực hiện nội soi phúc mạc

-Các trường hợp điều trị các bệnh lý tiết niệu khác

2.2 Chống chỉ định

Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, không áp dụng điều trị phương pháp bắn sỏi bằng laser cho các trường hợp sau:

– Bệnh nhân bị rối loạn đông máu đã được điều trị nhưng không có hiệu quả.

-Bệnh nhân bị thận ứ nước cấp độ 3 và cấp độ 4 tuyệt đối không nên áp dụng

-Hẹp niệu đạo ở nam giới

-Người bị hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi.

-Bệnh nhân bị tai biến

-Bệnh nhân bị tăng huyết áp nhưng chưa được điều trị

-Bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng đường tiết niệu

3. Các phương pháp thực hiện chẩn đoán sỏi thận

Trước khi thực hiện bắn sỏi thận người bệnh cần thăm khám để xác định tình trạng bệnh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán sỏi thận

 3.1 X-quang

Phương pháp này sử dụng tia X. Tia X có khả năng xuyên thấu qua các mô mềm. Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp hệ niệu có cản quang tĩnh mạch, chụp hệ niệu không chuẩn bị. Từ đó sẽ giúp bác sĩ thấy hình ảnh sỏi niệu quản tại đường đi của niệu quản.

Hai phương pháp chụp X-quang thông dụng là:

– Chụp X-quang hệ niệu không có sự chuẩn bị

– X-quang hệ niệu tiêm thuốc cản quang

3.2 Siêu âm

Siêu âm là phương pháp phổ biến nhất trong chẩn đoán các loại bệnh, trong đó có sỏi thận. Phương pháp này sử dụng sự phản hồi của các sóng âm thanh nằm trên các vật chất để có thể vẽ ra các hình ảnh của sự vật. Khi siêu âm, hình ảnh của sỏi thận sẽ được hiện ra từ hình ảnh siêu âm các bác sĩ có thể đánh giá được mức độ giãn đài của bể thận và niệu quản.

3.3 Chụp CT hệ niệu đa lát cắt

Chụp CT cũng là một phương pháp được thực hiện dựa vào khả năng xuyên thấu từ tia X. Chụp CT giúp thăm dò và chẩn đoán chính xác tình trạng hệ niệu và đánh giá chức năng của thận. Từ đó các bác sĩ, có thể giúp khảo sát được thận và dễ dàng phát hiện ra những bất thường của thận.

3.4 Thực hiện các xét nghiệm sinh hóa

Các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm về:

-Creatinin máu và nước tiểu

-Các chất điện giải

– Xét nghiệm sinh hóa máu…

Từ các chỉ số của xét nghiệm sẽ giúp các bác ĩ đánh giá đúng về tình trạng của thận.

Chụp X - quang giúp xác định chính xác tình trạng của sỏi

Chụp X – quang giúp xác định chính xác tình trạng của sỏi

4. Các phương pháp điều trị

Sau khi tiến hành chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ có các thông tin quan trọng về bệnh nhân. Từ đó các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp bắn laser để tán sỏi thận.

Sau đây là những phương pháp bắn sỏi thận phổ biến nhất:

4.1 Bắn sỏi thận ngoài cơ thể

Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi có chứa tia laser hoặc sóng xung kích tiếp xúc rồi phá vỡ sỏi thận. Sau đó sỏi thận sẽ được tán thành các mảnh nhỏ giúp dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân không đau, không mổ và tán xong có thể xuất viện. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng cho các loại sỏi thận nhỏ hơn 1,5 cm hoặc những trường hợp sỏi thận bằng 1/3 trên niệu quản.

4.2 Tán sỏi nội soi ngược dòng

Phương pháp này các bác sĩ sẽ đưa ống nội soi từ niệu đạo lên niệu quản thông qua bàng quang để tiếp cận các viên sỏi thận. Sau đó sử dụng năng lượng laser để tán nhỏ sỏi và đưa chúng ra ngoài.

Thủ thuật tán sỏi này không phải mổ, ít đau và có thể xuất viện sau 1 ngày.

Các loại sỏi bàng quang lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1cm không thể tự trôi ra ngoài cơ thể, sỏi niệu quản ở các vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới sẽ áp dụng cách này. Đối với bệnh nhân nữ có thể tán sỏi thận ở những vị trí cao hơn ngang với đốt sống L3, L4.

4.3 Lấy sỏi thận qua da

Đây là một phương pháp rất hiện đại và hiện đang được áp dụng khá rộng rãi.

Dụng cụ nội soi được đưa vào cơ thể thông qua một đường hầm nhỏ ở lưng. Sau khi đưa vào thận, tia laser được sử dụng để bắn phá sỏi thận. Sau đó các mảnh vỡ sẽ được hút ra ngoài.

Phương pháp tán sỏi qua da thường được chỉ định chỉ định cho những trường hợp sỏi kích thước lớn 1.5 cm, sỏi cứng, sỏi bể thận, sỏi niệu quản ⅓ trên.

Tán sỏi thận qua da là một trong các phương pháp bắn sỏi thận

Tán sỏi thận qua da là một trong các phương pháp bắn sỏi thận

5. Những điều cần lưu ý sau khi bắn sỏi thận

Kết thúc điều trị bệnh nhân sẽ nằm viện khoảng 2 ngày. Sau 3 – 6 tiếng phẫu thuật bệnh nhân có thể ăn nhẹ. Người bệnh có thể trở lại làm việc sau 5 – 7 ngày kể từ ngày ra viện .Điểm đặc biệt của phương pháp này là bệnh nhân ít bị đau đớn, hầu như không có sẹo.

Bắn sỏi thận có thể gây ra biến chứng hoặc tái phát sỏi thận nếu không có biện pháp chăm sóc sau khi phẫu thuật . Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý và ghi nhớ các vấn đề sau:

– Tránh vận động mạnh sau khi điều trị.

– Tuân thủ quy trình điều trị mà bác sĩ đưa ra kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý.

– Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ này rất quan trọng đối với người bệnh sau khi tán sỏi thận bằng laser. Bệnh nhân cần sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ. Chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung thực phẩm có chứa: Chất xơ, canxi, vitamin,… sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

-Tuyệt đối tránh sử dụng đồ ăn cay, đồ ăn chua, nhiều muối. Không hút thuốc lá và sử dụng các đồ uống có cồn, các chất kích thích,…

– Giữ tinh thần điềm tĩnh, lạc quan, thoải mái, không được nóng giận hay stress. Ngủ đúng giấc, không thức đêm khuya.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cơ thể mau phục hồi và chống sỏi tái phát

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cơ thể mau phục hồi và chống sỏi tái phát

Phương pháp bắn sỏi thận mang đến nhiều ưu điểm trong việc điều trị sỏi. Sau khi tán sỏi thành công người bệnh vẫn cần lưu ý giữ gìn sức khỏe vì sỏi thận rất dễ tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital