Tìm hiểu A-Z về đại tràng co thắt thể táo bón

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm đại tràng co thắt thể táo bón là một dạng rối loạn chức năng ở đại tràng. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.

1. Đại tràng co thắt thể táo bón là gì?

Viêm đại tràng co thắt thể táo bón là một trong những dạng của viêm đại tràng co thắt, bên cạnh thể tiêu chảy, thể tiêu chảy và táo bón. Viêm đại tràng hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích hay chứng rối loạn chức năng đại tràng. Bệnh gây ra sự khó chịu ở đại tràng, gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa mãn tính tái phát nhiều lần. Tuy nhiên bệnh không tìm thấy tổn thương trong đại tràng, không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa trong dạ dày.

Đại tràng co thắt ở thể táo bón thường kéo dài ít nhất 3 tháng, thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh cũng thường gặp ở những người làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi, thường xuyên lo âu. Người có thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này. Viêm đại tràng thể táo bón thường gặp nhất, do cơ thể hấp thu nước quá nhiều. Khiến phân bị khô cứng, nằm lại ở trực tràng lâu hơn, khó khăn trong việc thoát ra ngoài. Người bệnh thường cảm thấy khó khăn khi đại tiện, đại tiện mất nhiều sức để rặn.

đại tràng co thắt thể táo bón là gì

Bệnh viêm đại tràng co thắt gây táo bón

2. Nguyên nhân đại tràng co thắt thể táo bón

Hiện nay nguyên nhân viêm đại tràng mạn tính chưa được xác định rõ. Viêm đại tràng là viêm nhiễm gây co thắt, ruột kích thích. Khi đại tràng bị viêm, các chức năng đại tràng không được đảm bảo. Khiến người bệnh đi ngoài không thường xuyên. Đại tiện ít hơn 3 lần/tuần được gọi là táo bón.

Một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây bệnh gồm:

2.1 Thay đổi nội tiết tố gây đại tràng co thắt thể táo bón

Nội tiết tố thay đổi có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt thể táo bón. Theo báo cáo cho thấy có đến 70% người mắc bệnh đại tràng co thắt mạn tính là phụ nữ.

2.2 Nồng độ serotonin trong cơ thể tăng

Người bị viêm đại tràng co thắt thể táo bón có thể khiến nồng độ serotonin giảm. Trong khi người mắc bệnh này thể tiêu chảy lại khiến nồng độ serotonin trong ruột tăng. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất trong ruột, có tác động lên dây thần kinh đường tiêu hóa.

2.3 Đại tràng co thắt thể táo bón do ăn uống không điều độ

Ăn nhiều các loại thực phẩm khó tiêu, dầu mỡ, kém vệ sinh, đồ sống, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích… được xem là nguyên nhân gây bệnh đại tràng.

nguyên nhân viêm đại tràng co thắt thể táo bón

Có nhiều nguyên nhân gây đại tràng co thắt

3. Triệu chứng đại tràng co thắt thể táo bón

– Người bệnh ít đi đại tiện hơn so với bình thường. Có thể quá 3 ngày không đi đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần/tuần. Số lượng phân cũng ngày càng ít đi.

– Phân thường có màu đen, vón cục, khô cứng. Đóng thành từng cục nhỏ như phân dê, không thành khuôn.

– Sau khi đi đại tiện có cảm giác vẫn còn phân trong ruột, đi ngoài rồi nhưng vẫn muốn đi tiếp.

– Xuất hiện tình trạng bụng đau âm ỉ, chướng hơi, đau ở khu vực xương chậu hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện.

– Nhạy cảm với một số loại thức ăn. Dễ đau bụng, đi ngoài sau khi ăn các loại đồ chua cay, nhiều dầu mỡ, sau khi uống rượu bia hoặc cà phê.

– Sụt cân nhanh khiến người gầy gò quá mức. Đây là biểu hiện tình trạng nặng của viêm đại tràng co thắt mạn tính. Nếu để lâu không được điều trị có thể dẫn tới ung thư đại tràng.

4. Điều trị viêm đại tràng co thắt thể táo bón

Người bệnh có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm đại tràng, tuy nhiên cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được chỉ định là thuốc làm tăng nhu động ruột để hạn chế táo bón, dung dịch nhuận tràng làm tăng lượng nước trong ruột… Những loại thuốc này có tác dụng hòa tan và làm mềm phân, giúp người bệnh dễ đi ngoài hơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại thuốc chống táo bón lâu dài. Đặc biệt không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

điều trị đại tràng co thắt thể táo bón

Điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ

5. Chế độ dinh dưỡng cho người bị đại tràng co thắt thể táo bón

Đối với người mắc đại tràng co thắt thể táo bón, chất xơ là thành phần vô cùng quan trọng cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. Chất xơ là nguồn dinh dưỡng cần thiết để kích thích tiêu hóa, hình thành khối phân, giải độc. Bổ sung xơ là cách hỗ trợ cơ thể tống phân ra ngoài dễ dàng hơn, giải quyết tình trạng táo bón. Người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm như sau:

– Các loại rau xanh, rau củ quả giàu chất xơ và vitamin giúp đường ruột dễ tiêu hóa như: Rau cải xanh, cải bó xôi, súp lơ xanh, rau ngót, cải xoong, xà lách, diếp cá, rau mồng tơi…

– Các loại hạt: Gạo, các loại đậu, lúa mì…

– Các loại trái cây: Táo, chuối, nho, mãng cầu, hồng xiêm… có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết đồng thời giúp quá trình đại tiện được trơn tru hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung nước đầy đủ hàng ngày để ngăn ngừa táo bón và tránh tình trạng đi ngoài mất nước. Uống nhiều nước giúp phân mềm, dễ đẩy ra ngoài hơn. Mỗi người nên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Nên sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc kết hợp thêm các loại nước ép hoa quả khác để bổ sung vitamin, khoáng chất.

6. Tập thể dục thể thao giảm đại tràng co thắt thể táo bón

Thể dục thể thao có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng rất tốt. Người bệnh có thể tập một vài bài thể dục đơn giản, chơi thể thao để hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp massage bụng kích thích đi ngoài, giảm các cơn đau do co thắt gây ra.

Trên đây là thông tin chi tiết về đại tràng co thắt thể táo bón. Khi gặp các biểu hiện của bệnh đại tràng, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời. Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyên thăm khám, điều trị các bệnh tiêu hóa nói chung và bệnh đại tràng nói riêng. Để được tư vấn và đặt lịch, vui lòng liên hệ tới hotline của bệnh viện hoặc đặt trực tuyến thông qua hệ thống website, fanpage.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital