Thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tháng tuổi an toàn, hiệu quả

Tham vấn bác sĩ

Thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tháng tuổi cần được kê đơn bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh cảm cúm ở trẻ 0-6 tháng tuổi và các thuốc điều trị dành cho đối tượng này.

1. Cảm cúm là bệnh dễ gặp ở trẻ 0-6 tháng tuổi

Cảm cúm là bệnh dễ gặp ở trẻ 0-6 tháng tuổi. Ước tính trong hai năm đầu đời, trẻ có thể trải qua từ 8 đến 10 lần mắc cảm cúm. Khi lớn hơn, tần suất mắc bệnh cảm cúm của bé sẽ dần giảm đi.

Thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tháng tuổi an toàn, hiệu quả-1

Cảm cúm là bệnh dễ gặp ở trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Bệnh cảm cúm ở trẻ từ 0-6 tháng tuổi là một bệnh lành tính, không nguy hiểm. Nhưng từ các số liệu thực tế cho thấy, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ biến chứng nặng cao khi mắc cảm cúm. Vậy nên, các bé từ 0-6 tháng tuổi khi bị cảm cúm nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Việc can thiệp đúng lúc sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh chóng và giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong tương lai.

2. Các dấu hiệu và biến chứng có thể xảy ra khi trẻ 0-6 tháng tuổi mắc cảm cúm

2.1. Dấu hiệu nhận biết trẻ 0-6 tháng tuổi có thể đã mắc cảm cúm

Khi bị nhiễm cảm cúm, các bé từ 0-6 tháng tuổi sẽ xuất hiện dần các dấu hiệu và triệu chứng sau:

– Bé có thể bị tắc mũi, gây khó khăn trong việc thở.

– Bé có thể bị sổ mũi, ban đầu nước mũi có màu trong, vài ngày sau nước mũi sẽ đặc hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xanh.

– Hầu hết bé bị cảm cúm sẽ có sốt nhẹ, khoảng 38 độ C.

– Bé có thể hắt hơi và ho nhiều hơn.

– Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, dễ quấy khóc hơn và có thể biếng ăn.

2.2. Những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ 0-6 tháng tuổi mắc cảm cúm

Nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bé mắc cảm cúm từ 0-6 tháng tuổi có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm sau:

– Viêm phổi, viêm não, viêm cơ, viêm cơ tim, suy hô hấp và suy thận. Những biến chứng này có khả năng dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp cấp cứu đúng lúc.

Nhiễm trùng máu. Tình trạng biến chứng này có thể gây suy giảm hoạt động nội tạng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng phương pháp và thời gian.

– Tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng nguy kịch ở những em bé đã mắc các bệnh mãn tính hoặc có tiền sử bệnh về tim mạch hoặc hô hấp.

– Mất nước và sự rối loạn điện giải nghiêm trọng có thể xảy ra. Điều này khiến bé 0-6 tháng tuổi bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng, rất dễ dẫn tới tử vong.

– Biến chứng gây vấn đề về xoang hoặc nhiễm trùng tai cũng có thể xuất hiện khi bé 0 – 6 tháng tuổi mắc cảm cúm.

3. Các thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tháng tuổi có thể dùng được

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc không kê đơn không đảm bảo an toàn cho các bé dưới 6 tuổi. Các bé từ 6-12 tuổi khi dùng thuốc không kê đơn để điều trị bệnh thông thường như cảm cúm cũng nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Do đó, các bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tháng tuổi để trị bệnh cho con.

Trẻ 0-6 tháng tuổi khi xuất hiện các triệu chứng nghi mắc cảm cúm nên được đưa đi khám bác sĩ để xác định bệnh. Nếu đúng là mắc cảm cúm, bé sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với độ tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại. Bố mẹ cần phối hợp với bác sĩ, cho con uống thuốc đúng và đủ liều lượng, thời gian để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bé 0-6 tháng tuổi nghi mắc cảm cúm cần được bác sĩ khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp

Bé 0-6 tháng tuổi nghi mắc cảm cúm cần được bác sĩ khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp

Hiện nay bệnh cảm cúm chưa có thuốc đặc trị, do đó phác đồ điều trị cho bé 0-6 tháng tuổi sẽ hướng đến làm giảm triệu chứng bé gặp phải để mau hết bệnh. Nếu muốn hiểu hơn về thuốc điều trị cảm cúm cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo thêm hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa của Bộ Y tế trong quyết định số 2078/QĐ-BYT. Theo đó, các bé 0-6 tháng tuổi có thể dùng các thuốc sau:

– Thuốc kháng virus Oseltamivir để chống lại tác nhân gây bệnh cảm cúm của trẻ. Nếu dưới 1 tháng tuổi, bé sẽ dùng Oseltamivir với liều lượng là 2 mg/kg x 2 lần/ngày. Từ 1-3 tháng tuổi, bé sẽ dùng Oseltamivir với liều lượng 2.5 mg/kg x 2 lần/ngày. Từ 4-12 tháng tuổi, bé sẽ dùng Oseltamivir với liều lượng 3 mg/kg x 2 lần/ngày.

– Thuốc hạ sốt Paracetamol nếu trẻ sốt trên 38,5 độ. Tuyệt đối không hạ sốt cho trẻ bằng thuốc nhóm salicylate như aspirin.

– Thuốc bù nước và điện giải nếu được bác sĩ chỉ định.

Hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành nhằm mục đích định hướng phác đồ điều trị cảm cúm chung, còn thực tế bé 0-6 tháng nên dùng thuốc nào để đạt hiệu quả thì nên được chỉ định trực tiếp từ bác sĩ sau thăm khám. Do đó, để biết con nên dùng thuốc điều trị cảm cúm nào thì tốt, hiệu quả cao, bố mẹ vẫn nên đưa con đi khám bác sĩ.

4. Hãy chủ động phòng tránh cảm cúm có trẻ nhỏ

Tiêm vắc xin hiện là cách phòng ngừa cảm cúm tốt nhất cho cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về 3 loại vắc xin ngừa cảm cúm được sử dụng cho trẻ là vắc xin Vaxigrip Tetra, vắc xin Influvac Tetra và vắc xin GC Flu Quadrivalent.

Bé 0-6 tháng tuổi bú nhiều sữa mẹ cũng là cách ngừa bệnh cúm hiệu quả

Bé 0-6 tháng tuổi bú nhiều sữa mẹ cũng là cách ngừa bệnh cúm hiệu quả

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, bố mẹ cần dành sự quan tâm đặc biệt và có thể thực hiện các biện pháp ngừa cảm cúm như sau:

– Tránh cho bé tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ về cảm cúm.

– Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người. Nếu phải ra ngoài, hãy đảm bảo bé đeo khẩu trang một cách cẩn thận.

– Thường xuyên rửa tay sạch và duy trì vệ sinh tay. Bé nên rửa tay bằng xà phòng chống khuẩn và lau khô bằng khăn giấy.

– Xây dựng cho con một chế độ sinh hoạt khoa học. Cụ thể, bé từ 0 – 6 tháng tuổi cần được ngủ đủ giấc, bú nhiều sữa mẹ để có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế mắc bệnh. Lý do là vì trong sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại bệnh tật.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ cho môi trường sống của gia đình, đặc biệt là không gian phòng ngủ của bé.

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc được bác sĩ chỉ định tại nhà, nếu bé xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ hãy cho con đến ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital