Sai lầm trong dùng thuốc cảm cúm trẻ em 1 tuổi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Thuốc cảm cúm trẻ em 1 tuổi khi được bác sĩ kê sẽ căn cứ vào thể trạng, triệu chứng và độ tuổi của trẻ. Nhiều cha mẹ không hề biết điều này, lại thường dùng những thuốc chữa cúm được kê trước đó, hoặc dùng cách chữa cúm của người lớn để áp dụng cho trẻ, tạo nên những sai lầm trong điều trị bệnh cho con. Vậy, cha mẹ có con 1 tuổi cần làm gì khi trẻ cảm cúm? Liệu cha mẹ đang vô tình mắc những sai lầm nào khác khi chữa cảm cúm ở trẻ?

1. Cảm cúm

Cảm cúm là tình trạng nhiễm trùng hô hấp cấp tính rất phổ biến. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình trạng cúm tăng rất nhanh. Trong đó, có nhiều tình trạng bệnh nặng, tổn thương phổi. Cúm dễ dàng xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó chủ yếu nhất vẫn là trẻ em – những đối tượng với hệ miễn dịch đang dần hoàn thiện và chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường, thời tiết.

Bệnh cảm cúm với trẻ có thể được điều trị nhanh chóng khi phát hiện sớm và can thiệp đúng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp trẻ bị bệnh cảm cúm đã kèm theo biến chứng đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe, phải nhập viện điều trị. Biến chứng có thể xảy ra với bệnh cảm cúm có thể kể đến như: tình trạng viêm nhiễm hô hấp, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa, viêm họng, viêm mũi, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp,… Đặc biệt, với trẻ nhỏ, nếu cha mẹ không điều trị nhanh, đúng cách mà lại để bệnh dai dẳng kéo dài thì tương lai trẻ dễ bị ảnh hưởng xấu từ hệ quả mà bệnh để lại.

Cảm cúm lây nhiễm qua đường hô hấp với tốc độ khá nhanh nếu không phòng ngừa đúng cách. Bệnh dễ nhận biết với các triệu chứng điển hình như biểu hiện sốt, cảm giác ớn lạnh, ho, chảy dịch mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chóng mặt…

Thuốc cảm cúm trẻ em 1 tuổi là gì

Trẻ cảm cúm có thể kèm theo các dấu hiệu như sốt, quấy khóc, mệt mỏi, dịch mũi, hắt hơi,…

2. Những sai lầm cha mẹ thường mắc khi dùng thuốc chữa cảm cúm cho trẻ 1 tuổi

Có nhiều vấn đề xung quanh việc điều trị, chữa cúm với thuốc cảm cúm cho trẻ em 1 tuổi. Xong, có thể thấy, cha mẹ dễ mắc 1 số sai lầm như:

2.1. Cho con dùng đơn thuốc cũ đã từng điều trị, hoặc dùng đơn thuốc của người khác.

Đây là sai lầm rất phổ biến mà nhiều người mắc phải khi chữa trị cảm cúm cho trẻ. Với việc sử dụng đơn thuốc cũ, cha mẹ không biết, trẻ 1 tuổi, cơ thể và sức đề kháng khác biệt so với trẻ khi còn là sơ sinh. Do đó, việc dùng thuốc cũng sẽ có những thay đổi. Bên cạnh đó, trẻ 1 tuổi cũng không giống người lớn, do đó, việc áp dụng đơn thuốc của người trưởng thành với trẻ là sai lầm.

2.2. Lạm dụng kháng sinh khi chữa cúm cho trẻ

Mọi tình trạng ốm, cảm, sốt,… đều được hầu hết các bậc cha mẹ dùng kháng sinh để chữa cho con bởi việc hiểu lầm rằng, mọi trường hợp viêm nhiễm, vi khuẩn, virus tấn công đều được giải quyết bằng kháng sinh. Nhưng đây là quan niệm sai lầm lớn trong điều trị cảm cúm.

Bệnh cảm cúm được hình thành từ sự xâm nhập và tấn công của virus cúm. Trong khi đó, kháng sinh không có tác dụng diệt virus, mà chỉ diệt vi khuẩn. Vì thế, việc dùng kháng sinh trị bệnh cảm cúm vừa tốn kém, lại vừa kèm theo nhiều vấn đề có thể nguy hại cho bé. Trẻ 1 tuổi dùng kháng bừa bãi có thể có những tác dụng phụ như nôn trớ, tiêu chảy, mệt mỏi, … Đó còn là chưa kể đến tình trạng kháng kháng sinh, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.

Tìm Thuốc cảm cúm trẻ em 1 tuổi

Lạm dụng kháng sinh chữa cúm không những vô ích mà còn nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe của trẻ

2.3. Dùng thuốc nam theo lời đồn để chữa cảm cúm.

Thuốc Nam, thuốc Bắc,.. – các thuốc Đông Y đều có những bài thuốc riêng và hiệu quả trong việc điều trị, chăm sóc và phục hồi cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần tránh và ngừng việc cho con dùng các bài thuốc Nam không rõ nguồn gốc để chữa cảm cúm bởi điều này có thể để lại biến chứng cho con. Theo y học truyền thống, các vị thuốc nam có thể dùng xông hơi giải cảm, hoặc để nấu ăn giải cảm, hoặc để làm tăng hương vị và tác dụng giải cảm với các món cháo, hoặc giảm sốt, mệt mỏi cho trẻ ho sốt liên miên. Tuy nhiên, trong điều trị, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để việc điều trị cho con được hiệu quả nhất.

2.4. Đóng cửa, trùm khăn cho bé 1 tuổi

Việc đóng cửa trùm chăn là cách làm phổ biến giúp bé toát mồ hôi. Nhiều cha mẹ tin rằng điều này sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, việc ra mồ hôi này khiến trẻ bị mất nước và dễ kiệt sức hơn, suy giảm đề kháng từ đó khiến bệnh trầm trọng hơn. Thêm vào đó, trẻ nóng trong chăn kín khiến mồ hôi vã ra, lại không được thấm hút cẩn thận, dễ khiến trẻ bị cảm hơn.

2.5. Không chú ý đến vấn đề vệ sinh đúng cách cho trẻ

Cha mẹ nên chú ý đến vấn đề vệ sinh để bảo vệ trẻ 1 tuổi bị cảm cúm trong gia đình an toàn và nhanh chóng khỏi bệnh.

Cần đảm bảo môi trường sống của trẻ thông thoáng, độ ẩm phù hợp, sạch sẽ. Điều này sẽ giúp hạn chế vấn đề viêm nhiễm kéo dài và dịch nhầy tiết ra từ mũi liên tục. Bên cạnh đó, cha mẹ trước khi nấu đồ ăn cho con, cho con ăn hay giúp con vệ sinh mặt mũi, cần rửa sạch tay. Bản thân bé trước khi ăn cũng cần sạch sẽ tay để tránh vấn đề nhiễm khuẩn và bệnh tái phát.

Cha mẹ giúp trẻ vệ sinh mũi họng hằng ngày với nước muối sinh lý. Đây là điều quan trọng giúp mũi trẻ thông thoáng, không bị bít tắc, giảm triệu chứng bệnh, đồng thời loại bỏ xác vi khuẩn trong mũi họng đúng cách, phù hợp.

3. Lời khuyên cho cha mẹ trong việc điều trị cảm cúm cho con

Trẻ 1 tuổi khi cảm cúm chỉ dùng thuốc hạ sốt trong tình huống sốt cao và có sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc hạ sốt cho trẻ tuyệt đối không sử dụng aspirin vì thuốc này có thể gây hội chứng Reye cho trẻ. Siro ho cũng là điều cha mẹ cần chú ý. Chỉ cho trẻ uống siro hoa ngoại trừ khi bác sĩ kê toa, bởi thuốc này có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ sơ sinh.

tư vấn thuốc cảm cúm trẻ em 1 tuổi

Thực hiện dùng thuốc cho trẻ 1 tuổi bị cảm cúm theo chỉ định của bác sĩ

Nhìn chung, cha mẹ nên thực hiện việc dùng thuốc cho trẻ theo sự hướng dẫn và chủ định của bác sĩ. Nhớ rằng, không cho bé sử dụng thuốc vượt định mức hoặc tự ý thêm các thuốc khác trong quá trình bé điều trị. Nếu có những tình trạng phản ứng như nôn ói, tiêu chảy, mất nước,… hãy liên hệ với các bác sĩ để được giải quyết.

Bên cạnh các vấn đề về thuốc cảm cúm trẻ em 1 tuổi, cha mẹ chú ý xây dựng môi trường điều trị và phục hồi trong lành cho trẻ, tránh xa khói thuốc, giữ vệ sinh cho bé, đảm bảo dinh dưỡng để trẻ tăng đề kháng qua việc ăn uống và phục hồi nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital