Thức ăn tốt cho đại tràng và lưu ý về chế độ ăn uống

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Các loại thực phẩm lành mạnh là chìa khóa bảo vệ đường tiêu hóa, dự phòng các bệnh đại tràng. Đồng thời, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lý về đại tràng. Dưới đây là các loại thức ăn tốt cho đại tràng và các lưu ý chung về chế độ ăn uống khỏe mạnh.

1. Các loại thức ăn tốt cho đại tràng

Một số loại thực phẩm giúp tăng cường hoạt động của đại tràng nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày bao gồm:

1.1. Cá hồi

Thành phần dinh dưỡng trong cá hồi chứa nguồn acid béo omega-3 dồi dào. Đây là hoạt chất có tác dụng giảm viêm, nhờ đó phòng ngừa tổn thương viêm ở đại tràng.

Bên cạnh đó, omega-3 còn giúp cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng. Cá hồi được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là có lợi cho đại tràng, hệ tiêu hóa và tim mạch.

Cá hồi - thức ăn tốt cho đại tràng

Cá hồi giàu omega-3, là loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho đại tràng và tim mạch

1.2. Thịt nạc – Thức ăn tốt cho đại tràng

Các loại thịt nạc là một trong những nguồn cung cấp protein tốt nhất cho cơ thể.  Protein có trong thịt nạc còn có khả năng giảm nhiễm trùng. Bổ sung thịt nạc trong thực đơn hàng ngày giúp tăng cường miễn dịch cho đại tràng, giảm nguy cơ viêm.

Bạn có thể lựa chọn các loại thịt nạc như: thịt gia cầm không có da, thịt lợn thăn, thịt bò thăn,… Nhóm thịt này vừa giàu protein, vừa ít chất béo bão hòa, dễ tiêu hóa, không gây quá tải cho đại tràng.

1.3. Dầu ô liu

Dầu ô liu được biết đến với tác dụng làm giảm nguy cơ viêm loét đại tràng. Loại dầu thực vật này có hàm lượng acid oleic cao, giúp tăng cường miễn dịch cơ thể và giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu.

Bên cạnh khả năng giảm viêm, phòng ngừa các tổn thương tại đại tràng, sử dụng dầu ô liu còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường.

Nhóm thức ăn tốt cho đại tràng

Dầu ô liu giúp cải thiện tình trạng viêm tại niêm mạc đại tràng, đồng thời ngăn ngừa loét đại tràng

1.4. Các loại hạt

Hạt óc chó, hạnh nhân,… là các loại hạt có lợi đối với sức khỏe đại tràng. Chúng giàu acid béo không bão hòa, hỗ trợ dự phòng các bệnh lý đại tràng và giúp tăng cường sức khỏe

Tuy nhiên người bệnh viêm loét đại tràng được khuyến cáo không nên sử dụng các loại hạt. Lý do là bởi chúng chứa hàm lượng chất xơ cao, có thể khiến triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn.

1.5. Trứng – Thức ăn tốt cho đại tràng

Một nguồn cung cấp protein dồi dào khác được sử dụng phổ biến chính là trứng. Thực phẩm này còn chứa hàm lượng acid amin giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đại tràng.

Bên cạnh đó, trứng chứa thành phần vitamin B, lecithin và selen có khả năng giảm thiểu triệu chứng khó tiêu, đầy hơi. Bạn nên bổ sung trứng trong thực đơn với lượng hợp lý..

1.6. Các loại trái cây tốt cho đại tràng

Đây là trái cây giàu dưỡng chất, cung cấp lượng chất béo bão hòa tốt cho đại tràng cũng như toàn cơ thể. Bơ giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, phòng ngừa tình trạng viêm loét và các tổn thương tại đường ruột. Bạn có thể bổ sung bơ nguyên trái, dùng dạng sốt hoặc sinh tố.

Dưa hấu

Lycopene trong dưa hấu là chất chống oxy hóa có thể phòng tránh viêm và ung thư đại tràng. Dưa hấu chứa nhiều nước, mềm xốp, dễ tiêu hóa. Thêm vào đó, loại quả này không làm tăng chỉ số đường huyết, hỗ trợ phòng bệnh huyết áp và tim mạch.

Các loại thức ăn tốt cho đại tràng

Dưa hấu là loại quả dễ tiêu hóa, có khả năng phòng tránh tình trạng viêm tại đại tràng

Táo

Táo có chứa hàm lượng lớn pectin – chất xơ hòa tan đặc biệt tốt cho đại tràng và đường tiêu hóa. Pectin làm mềm phân, phòng ngừa táo bón, đồng thời khắc phục các tổn thương viêm loét tại đại tràng.

Loại quả này giàu chất xơ, kali, natri,… giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa ổn định. Bổ sung lê có khả năng làm giảm nhanh triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.

1.7. Sữa chua

Sữa chua chứa probiotics có lợi cho hệ tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng. Chúng hỗ trợ tăng cường miễn dịch, cân bằng hệ vi sinh vật trong đại tràng. Tiêu thụ lượng hợp lý sữa chua mỗi ngày giúp phòng bệnh đại tràng hiệu quả.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý đến lượng đường khi sử dụng sữa chua nhằm tránh dung nạp quá nhiều đường. Những người đã có các vấn đề về đại tràng nên lựa chọn sữa chua nguyên chất, ít đường hoặc không đường.

Ngoài các thực phẩm nêu trên, một số loại thực phẩm tốt cho đại tràng có thể kể đến như: gạo lứt, cà rốt, yến mạch, bông cải xanh, đu đủ,…

2. Lưu ý về chế độ ăn giúp đại tràng khỏe mạnh

Bên cạnh việc bổ sung các nhóm thức ăn tốt cho đại tràng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau về chế độ ăn uống:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất; duy trì thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ, không bỏ bữa.

– Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chiên xào, tránh các loại đồ ăn chế biến sẵn.

– Không ăn quá nhiều các loại thịt đỏ như: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,…

– Tránh sử dụng đồ uống có cồn, chỉ nên uống rượu bia với lượng vừa phải.

– Không sử dụng các chất kích thích.

– Uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh, trà thảo mộc,…

Có thể thấy, các loại thức ăn tốt cho đại tràng đều khá quen thuộc trong đời sống. Hãy bổ sung các nhóm thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày, giúp đại tràng hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, bạn cần xây dựng lối sống khoa học, chủ động khám tiêu hóa định kỳ để kiểm soát sức khỏe đại tràng và đường tiêu hóa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital