Viêm loét đại tràng: Triệu chứng và phương pháp điều trị

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm loét đại tràng là tổn thương đại tràng phổ biến nhất trong hệ tiêu hóa. Do đại tràng chứa các thức ăn đã được tiêu hóa và là môi trường tạo phân đưa ra ngoài cơ thể – đây là một trong những môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Bệnh có thể gây nhiều phiền toái, khó chịu, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

1. Hiểu về viêm loét đại tràng

Đại tràng (ruột già) là phần cuối của ống tiêu hóa, chứa thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ từ ruột non. Đại tràng làm nhiệm vụ là tái hấp thu điện giải, nước, tổng hợp vitamin, tiết dịch và là nơi tạo phân thải ra ngoài cơ thể. 

Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương gây viêm loét. Sự kích ứng từ dịch tiêu hóa giúp phân giải thức ăn xảy ra ở ruột non, ruột già có thể khiến những vết loét lan rộng. Những vết loét này đôi khi gây chảy máu, tạo ra mủ hoặc dịch nhầy.

viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là bệnh viêm mãn tính

Tình trạng này thường bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đối với cả nam và nữ. Tuy nhiên phổ biến hơn ở độ tuổi trước 30 đến 60 tuổi. 

Hiện nay, nguyên nhân gây loét đại tràng chưa được xác định cụ thể. Song một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

– Yếu tố miễn dịch: sự xâm nhập của vi khuẩn như amip, e.coli… hay virus HIV có thể gây viêm loét đại tràng.

– Di truyền: người ở trong gia đình có tiền sử bệnh viêm loét đại tràng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Ăn uống: chế độ ăn nhiều chất béo hoặc thức ăn nhanh cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.

– Kháng sinh: sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột do sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm loét đại tràng.

2. Triệu chứng bệnh

Bệnh nhân bị loét đại tràng thường gặp các triệu chứng dưới đây:

2.1. Đau bụng và co thắt vùng bụng

Tùy vào tình trạng người bệnh, đau bụng có thể phát triển từ nhẹ đến nặng. Chườm nóng, sử dụng thuốc chống co thắt có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo toa.

2.2. Tiêu chảy hoặc táo bón

Người mắc viêm loét đại tràng đều sẽ ít nhất 1 lần gặp phải tình trạng này. Bạn sẽ cảm thấy đột ngột muốn đi đại tiện khó kiểm soát. Những cơn hối thúc này có thể diễn ra, lặp lại nhiều lần trong ngày và đôi khi vào ban đêm. Trong phân có thể kèm theo máu, mủ hoặc chất nhầy.

Bệnh cũng có thể dẫn đến táo bón, tuy nhiên nó ít phổ biến hơn so với tiêu chảy. Người bệnh có thể gặp phải cảm giác đi ngoài không hết hoặc mót dặn, có nhu cầu đi tiêu ngay cả khi vừa mới đi xong.

Dấu hiệu viêm loét đại tràng đặc trưng nhất bởi tiêu chảy phân máu

Dấu hiệu viêm loét đại tràng đặc trưng nhất bởi tiêu chảy phân máu

2.4. Chảy dịch đại – trực tràng có lẫn máu

Máu hay chất nhầy từ trực tràng thường được nhìn thấy khi người bệnh đi ra phân hoặc sót lại như các đốm máu trên quần áo. Tình trạng này thường đi kèm với các biểu hiện như đau ở khu vực trực tràng, cũng như cảm giác tiêu chảy hay táo bón…

2.5. Thiếu máu và mệt mỏi

Chảy máu đường tiêu hóa thường xuyên có thể khiến bạn bị thiếu máu. Hoặc ngay cả khi không bị thiếu máu, mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến ở những người bị viêm loét đại tràng. 

Các triệu chứng khác của bệnh thiếu máu bao gồm: chóng mặt, đau đầu, da nhợt nhạt.

2.6. Đau khớp 

Đau nhức xương khớp do viêm loét đại tràng thường liên quan đến lưng, hông và đầu gối của người bệnh. Đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác như: da, mắt, gan và phổi.

4. Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đại tràng không phải bệnh lý gây nguy hiểm ngay thời điểm phát bệnh, tuy nhiên dễ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng như: hẹp tắc đại tràng, áp xe đại trực tràng, rò ruột, thủng ruột hay viêm đại tràng nhiễm độc… 

Bệnh nếu trong thời gian dài không được điều trị đúng cách cách còn làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột, tăng tỉ lệ tử vong. Các biến chứng ngoài đường tiêu hóa có thể kể đến như: loãng xương, tăng đông, thiếu máu, sỏi mật, viêm đường mật xơ hóa, viêm khớp…

5. Cách chữa viêm loét đại tràng hiệu quả

5.1 Chẩn đoán bệnh tình trạng bệnh 

Bác sĩ chuyên khoa thực hiện thăm khám lâm sàng, hỏi bệnh sử, bước đầu định hướng chẩn đoán các bệnh viêm đại tràng. Sau đó người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một hay một số các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán như:

Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm mẫu phân

Nội soi đại tràng

– Nội soi đại tràng sigma

– Chụp X-quang

Chụp cắt lớp

– Chụp cắt lớp (CT) ruột non và chụp cộng hưởng từ (MR) ruột

Nội soi dạ dày - đại tràng công nghệ AI tại bệnh viện Thu Cúc

Nội soi dạ dày – đại tràng công nghệ AI tại bệnh viện Thu Cúc

5.2 Điều trị viêm loét đại tràng

Ở giai đoạn đầu của bệnh, đa số bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc kê đơn từ bác sĩ). Một số ít trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết đại – trực tràng và mất máu, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu, tránh tình trạng suy nhược cơ thể xảy ra…

Khi điều trị nội khoa không mang lại hiểu quả cao, đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân thủng đại tràng hay có dấu hiệu ung thư hóa thì phương pháp tốt nhất là điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) cắt bỏ một phần hoặc cả đại tràng.

5.3 Phòng ngừa viêm loét đại tràng

Chữa trị viêm loét đại tràng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa là yếu tố tiên quyết, tuy nhiên chữa trị nên được duy trì cùng với thói quen sinh hoạt lành mạnh và điều độ. Phòng – điều trị các tổn thương liên quan đến hệ tiêu hóa đều cần thiết phải xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh.

Với giai đoạn viêm loét nhẹ, người bệnh cần bổ sung nhiều món ăn giàu chất xơ, đồ mềm dễ tiêu hóa. Bệnh nhân khi bị viêm loét đại tràng nghiêm trọng hơn, cần được bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt và axit folic. Lúc này, người bệnh ăn và bổ sung dưỡng chất qua đường tĩnh mạch theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế các thực phẩm dầu mỡ

Bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế các thực phẩm dầu mỡ

Có thể nói, viêm loét đại tràng là bệnh lý tiêu hóa gây rất nhiều phiền toái, khó chịu cho người mắc bệnh. Bệnh thường có tỷ lệ tái phát cao do liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống nên người bệnh cần sự kiên trì kết hợp giữa chữa trị và phòng bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt điều độ. Điều này sẽ giúp các triệu chứng bệnh được kiểm soát phần nào và sức khỏe dần cải thiện theo chiều hướng tích cực. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital