Các hiện tượng bị đại tràng cần biết

Hiện nay ngày càng có nhiều người mắc các hiện tượng bị đại tràng. Viêm đại tràng là bệnh lý khá phổ biến ở hệ tiêu hóa. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh nặng hoặc nhẹ mà người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau.

1. Định nghĩa viêm đại tràng

Hiện tượng bị đại tràng khá đa dạng và không giống nhau ở mỗi người. Viêm đại tràng là tình trạng xuất hiện các vết viêm loét trên niêm mạc của đại tràng. Bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là lứa tuổi ngoài 30. Tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng và trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh.

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Các hiện tượng bị đại tràng phổ biến

Viêm đại tràng gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở mỗi người.Tuy nhiên phần lớn các trường hợp sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như:

2.1 Co thắt bụng và đau bụng là hiện tượng bị đại tràng

Viêm loét đại tràng gây ra các cơn đau bụng thường xuyên. Mức độ đau có thể phát triển từ nhẹ tới nặng tùy thuộc vào tình trạng viêm loét. Trong trường hợp cơn đau diễn ra thường xuyên bạn có thể uống thuốc chống co thắt, sử dụng đệm sưởi để giảm đau tạm thời.

2.2 Bệnh tiêu chảy

Triệu chứng phổ biến mà hầu như các người bệnh đều mắc phải chính là tiêu chảy. Một số trường hợp trong phân có kèm máu, nhầy hoặc mủ. Người bệnh thường cảm giác buồn đi tiểu nhiều lần trong ngày, thậm chí buồn đi ngoài cả vào ban đêm.

2.3 Táo bón và mót rặn

Viêm đại tràng cũng có thể gây ra tình trạng táo bón tuy nhiên trường hợp này ít phổ biến hơn so với tiêu chảy. Bạn sẽ thường xuyên có cảm giác mót rặn mặc dù vừa đi ngoài xong. Táo bón còn khiến người bệnh căng thẳng và bị chuột rút.

2.4 Tiết dịch trực tràng và chảy máu

Đại tràng bị viêm loét có thể gây chảy máu hoặc tiết dịch nhầy từ trực tràng. Khi quan sát phân sẽ thấy có nhầy hoặc đốm máu. Bạn có thể cảm thấy đau ở khu vực trực tràng, cảm giác đau liên tục khi cần đi tiêu.

2.5 Thiếu máu và mệt mỏi

Khi đại tràng bị viêm loét sẽ dẫn tới tình trạng xuất huyết hệ tiêu hóa. Chảy máu ở đại tràng kéo dài khiến người bệnh bị thiếu máu. Dấu hiệu của thiếu máu là mệt mỏi, da dẻ xanh xao. Tuy nhiên ngay cả khi không bị thiếu máu thì mệt mỏi cũng là dấu hiệu đặc trưng của người bị bệnh đại tràng. Để biết chính xác bạn có thiếu máu hay không bác sĩ sẽ yêu cầu thực xét nghiệm máu.

2.6 Đau viêm khớp là hiện tượng bị đại tràng

Có thể bạn chưa biết nhưng đại tràng cũng gây ra viêm sưng khớp. Dấu hiệu khi bị bệnh là: Các khớp bị đau sưng, đầu ngón tay đỏ và sưng phồng lên.

Mệt mỏi thường xuyên là hiện tượng bị đại tràng

Mệt mỏi thường xuyên là hiện tượng bị đại tràng

3. Những nhóm người dễ bị mắc bệnh đại tràng

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên sẽ có một số nhóm người tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

3.1 Sử dụng thực phẩm mất vệ sinh thường xuyên

Khi thường xuyên ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, uống nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm chưa nấu chín sẽ khiến đường ruột bị nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn như E.coli, virus Rota, lỵ amip,…xâm nhập và tấn công cơ thể gây tổn thương niêm mạc đại tràng.

3.2 Người thường xuyên căng thẳng, stress

Áp lực công việc, căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa. Khi hệ thần kinh căng thẳng sẽ kích thích dạ dày tá tràng tiết ra nhiều dịch vị acid vì vậy sẽ gây viêm đại tràng.

3.3 Do một số bệnh lý gây ra hiện tượng bị đại tràng

Những người mắc bệnh Crohn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đại tràng nhiều hơn những người khác. Bên cạnh đó các bệnh lý về đường ruột như: Viêm ruột, thiếu máu cục bộ đại tràng,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đại tràng.

3.4 Lạm dụng thuốc tây

Các loại thuốc có tác dụng chính là chữa bệnh. Tuy nhiên một số loại thuốc sẽ gây tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Các thành phần trong thuốc ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn xấu sẽ tiêu diệt luôn cả các vi khuẩn tốt giúp bảo vệ đại tràng. Đây là cơ hội tốt để các tác nhân xấu tấn công đại tràng.

Các loại vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh

Các loại vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh

4. Các biến chứng của bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đại tràng sẽ rất nguy hiểm nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn này khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn vô cùng khó. Bên cạnh đó bệnh cũng  rất dễ tái phát và có nguy cơ phát triển cao.

Theo các nghiên cứu cho thấy bệnh viêm đại tràng mãn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng từ 20-30% nếu để bệnh kéo dài.

Bệnh viêm đại tràng còn nguy hiểm ở chỗ nhiều người chủ quan thường tự ý mua thuốc về uống mà không tới bệnh viện thăm khám. Việc điều trị bệnh không triệt để khiến mức độ viêm loét tiến triển nặng và chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Bệnh viêm đại tràng thường gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Giãn đại tràng cấp tính, xuất huyết hệ tiêu hóa, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…

5.  Một số phương pháp giúp chẩn đoán viêm đại tràng

Với nền y học tiến bộ như hiện nay, những người bị bệnh đại tràng có thể lựa chọn các phương  thức chẩn đoán khác nhau. Việc lựa chọn hình thức chẩn đoán này sẽ phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ.

– Xét nghiệm máu: Kết quả thu được giúp đánh giá tình trạng thiếu máu do chảy máu đại tràng hay do viêm nhiễm

– Xét nghiệm phân: Mẫu xét nghiệm được mang đi phân tích để loại trừ lý do do viêm nhiễm do vi khuẩn hay ký sinh trùng. Dựa vào tỷ lệ bạch cầu trong phân giúp chẩn đoán tình trạng bệnh

Nội soi đại tràng: Ống nội soi được đưa vào bên trong đại tràng giúp quan sát mức độ viêm loét hiện tại. Bên cạnh đó bác sĩ có thể kết hợp lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán nguy cơ ung thư

– Chụp X-quang: Hình ảnh thu được giúp bác sĩ quan sát được vùng bụng và các cơ quan lân cận

– Chụp CT : Phương pháp này được sử dụng chụp vùng bụng và xương chậu khi bác sĩ nghi ngờ biến chứng viêm loét đại tràng

6. Nên làm thế nào để phòng ngừa bệnh đại tràng

Bệnh viêm đại tràng rất dễ mắc phải và có nguy cơ tái nhiễm cao. Chính vì vậy mọi người cần có phương án để phòng bệnh từ sớm nhất có thể.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, theo khoa học. Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin, các chất dinh dưỡng để giảm tình trạng viêm loét

– Hạn chế việc ăn các thực phẩm sống, các món gỏi, tiết canh,…

– Tránh ăn nhiều thức ăn chua cay, đồ uống có tính kích thích

– Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và đại tràng

– Cân bằng cuộc sống bằng cách làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Hạn chế căng thẳng quá mức trong thời gian dài

– Thường xuyên tập thể dục, thể thao với các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe

Tập thể dục giúp bạn nâng cao sức khỏe

Tập thể dục giúp bạn nâng cao sức khỏe

Các hiện tượng bị đại tràng cần được tầm soát ở giai đoạn sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh lý này. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường bạn cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital