Tầm soát cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm tế bào

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung đóng vai trò quan trọng giúp phát hiện sớm tế bào bất thường ở cổ tử cung. Vậy có những phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung nào và được thực hiện ra sao? Chị em hãy cùng theo dõi bài viết để biết chi tiết hơn về phương pháp này nhé!

1. Tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung

1.1. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là gì?

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là loại xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để xác định và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trong tế bào có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Trong quá trình xét nghiệm tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ thu thập một mẫu nhỏ các tế bào ở bề mặt cổ tử cung, sau đó đưa lên tấm lam hoặc trộn lẫn mẫu trong một dịch cố định để kiểm tra dưới kính hiển vi. Thông qua việc kiểm tra tế bào này sẽ giúp bác sĩ tìm ra những thay đổi bất thường của tế bào từ đó có các phương pháp ngăn chặn kịp thời.

vai trò của xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là loại xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung

1.2. Tần suất thực hiện xét hiệm tế bào cổ tử cung

Tần suất làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung tùy thuộc vào độ tuổi, kết quả các xét nghiệm trước đó và các yếu tố khác. Từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung trong đó phổ biến nhất là độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi.

– Chị em từ 21 đến 65 tuổi nên thực hiện tầm soát 3 năm/lần nếu kết quả xét nghiệm không có bất thường

– Chị em trên 65 tuổi nếu không có sự bất thường nào ở tế bào cổ tử cung và kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung trước đó đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm thì có thể ngừng tầm soát.

Tuy nhiên, với những trường hợp đã có kết quả xét nghiệm bất thường trước đó và những người nhiều bạn tình nên thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn.

2. Các phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung phổ biến hiện nay

2.1. Tầm soát cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm phết tế bào Pap Smear

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap Smear là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung, phát hiện sớm tế bào ung thư trước khi các khối u lây lan rộng.

Phương pháp được thực hiện vô cùng đơn giản và được các bác sĩ tiến hành trong khi khám phụ khoa với các dụng cụ chuyên biệt. Cụ thể phương pháp xét nghiệm Pap Smear được thực hiện như sau:

– Bác sĩ sẽ lấy một phần nhỏ tế bào ở cổ tử cung để đem đi xét nghiệm.

– Mẫu tế bào sau khi thu thập sẽ được đưa lên tấm lam để tiến hành phân tích.

Bên cạnh đó, xét nghiệm phết tế bào Pap Smear còn có thể phát hiện bất thường ở cấu trúc và biến đổi của các tế bào cổ tử cung, phát hiện nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung từ sớm. Từ đó hỗ trợ các bác sĩ đưa ra hướng điều trị theo dõi tiếp theo cho người bệnh.

Mô tả quy trình thực hiện xét nghiệm Pap Smear

Quy trình thực hiện xét nghiệm phết tế bào Pap Smear

2.2. Tầm soát cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm Thinprep

Xét nghiệm Thinprep cũng là phương pháp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung nhưng được cải tiến hơn so với xét nghiệm Pap Smear.

Với phương pháp này, mẫu tế bào sau khi thu thập sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ Thinprep và được chuyển đến phòng thí nghiệm để tiến hành xét nghiệm tế bào.

Đây là phương pháp giúp giảm đáng kể tỷ lệ kết quả âm tính giả trong xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Ngoài ra, phương pháp còn giúp tăng tỷ lệ phát hiện ung thư cổ tử cung biểu mô tuyến, góp phần chẩn đoán chính xác giai đoạn tổn thương tế bào ở cổ tử cung. Từ đó tăng hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

tầm soát cổ tử cung bằng xét nghiệm Thinprep

Xét nghiệm Thinprep cũng là phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung nhưng được cải tiến hơn so phương pháp phết tế bào truyền thống

2.3. Tầm soát cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm Cellprep

So với phương pháp Pap Smear truyền thống, xét nghiệm CellPrep là bước cải tiến vượt bậc. Xét nghiệm phết tế bào CellPrep đã làm tăng độ nhạy phát hiện ung thư cổ tử cung lên đến 70-95%. Phương pháp CellPrep thực hiện lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung nhúng dịch đã thành công khắc phục được những nhược điểm của phương pháp cũ như xử lý chất nhầy, hồng cầu và tế bào viêm.

3. Tầm soát cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm tế bào cần lưu ý những gì?

Để kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung được chính xác nhất, chị em cần lưu ý những điều dưới đây:

– Trước 2 ngày tiến hành xét nghiệm, nên tránh quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo và không sử dụng bất kỳ một loại thuốc đặt âm đạo vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

– Nên tiến hành xét nghiệm tế bào là từ ngày thứ 10 đến 20 trong chu kỳ kinh nguyệt và nên tránh ngày đang có hành kinh.

– Bạn nên đi tiểu trước khi làm xét nghiệm khoảng 20 phút vì bàng quang đầy có thể khiến chị em khó chịu trong khi thực hiện xét nghiệm.

Nhìn chung, có thể thấy, việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đem lại cơ hội chữa trị cao hơn cho bệnh nhân. Để đảm bảo tính an toàn và chính xác của xét nghiệm, chị em nên thăm khám ở những bệnh viện được trang bị máy móc xét nghiệm hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao. Điển hình có thể kể đến Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Tại Thu Cúc TCI luôn chú trọng việc trang bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ khám bệnh là các y bác sĩ đầu ngành và các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore, vì vậy người dân hoàn toàn yên tâm khi thăm khám tại đây.

Trên đây là những thông tin về phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung, mong rằng những thông tin trên có thể giúp chị em có thêm hiểu biết về phương pháp tầm soát cổ tử cung này và đừng quên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất thường trên cơ thể nếu có nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital