Sỏi bàng quang cách điều trị thế nào là băn khoăn của nhiều bệnh nhân, bởi lựa chọn được phác đồ đúng hướng giúp người bệnh điều trị nhanh và hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến người bệnh những phương pháp điều trị sỏi bàng quang hiệu quả, an toàn hàng đầu hiện nay.
Menu xem nhanh:
1. Sỏi bàng quang và những thông tin bệnh nhân cần biết
Sỏi bàng quang là những khối cứng xuất hiện trong bàng quang, khối cứng này hình thành do các cặn nước tiểu, các chất khoáng dư thừa của nước tiểu tích tụ lại tạo thành sỏi.
Căn bệnh này thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới. Sỏi bàng quang thường có hình tròn và hiếm có trường hợp xù xì hoặc góc cạnh, sỏi cũng thường có một viên. Nếu sỏi có kích thước nhỏ có thể tự đào thải theo nước tiểu ra ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi có kích thước lớn hoặc bám chặt vào thành bàng quang. Sỏi sẽ “lưu trú” trong cơ thể và tích tụ ngày một lớn dần và ảnh hưởng đến chức năng bàng quang.
Sỏi ở trong bàng quang gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, bên cạnh đó, sỏi cũng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt như:
– Sỏi làm tổn thương bàng quang dẫn đến đau đớn, đi tiểu ra máu
– Sỏi làm ngăn chặn nước tiểu thoát ra ngoài dẫn đến khó đi tiểu, đi tiểu buốt hoặc bí tiểu
– Sỏi khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công dẫn tới viêm bàng quang
– Sỏi lớn chặn trong cơ thể khiến nước tiểu khó đào thải dẫn tới nước tiểu dội ngược về niệu quản hoặc thận gây nhiễm khuẩn ngược dòng.
– Nhiễm khuẩn ngược dòng kéo dài lâu có thể dẫn tới suy thận cấp và mạn tính, trường hợp nguy hiểm nhất, người bệnh có thể bị vỡ thận.
Sỏi bàng quang hình thành do nhiều nguyên nhân, trong đó có 3 nguyên nhân điển hình:
– Sỏi tự hình thành tại bàng quang do: nước tiểu bị cô đặc, sử dụng thuốc kéo dài, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh…
– Sỏi hình thành tại thận hoặc niệu quản rơi xuống bàng quang
– Bệnh nhân bị sa bàng quang(ở nữ giới): do thành bàng quang yếu rơi xuống âm đạo, ngăn chặn dòng nước tiểu dẫn đến tạo sỏi.
2. Vì sao nên điều trị sỏi bàng quang sớm?
Bệnh sỏi bàng quang thường không có nhiều dấu hiệu để nhận biết ở thời điểm mới hình thành, do đó nhiều bệnh nhân không hề biết mình mắc sỏi. Nhiều bệnh nhân vô tình phát hiện ra sỏi bàng quang khi đi chụp Xquang, siêu âm… hoặc đi khám bệnh tổng quát.
Tuy nhiên, khi sỏi lớn, những dấu hiệu của bệnh trở nên rõ ràng hơn và đa phần người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu điển hình kể trên. Đồng thời, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thường khi sỏi đã có kích thước lớn khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn hoặc người bệnh có nguy cơ đối mặt với biến chứng:
– Sỏi gây chặn dòng nước tiểu, chức năng tiểu tiện bị rối loạn khiến người bệnh đau, khó chịu, sinh hoạt gặp nhiều trở ngại.
– Khi bàng quang bị tổn thương rất dễ bị vi khuẩn tấn công, người bệnh có thể bị viêm nhiễm hoặc nhiễm khuẩn.
– Bàng quang có thể bị rò do chứa nước tiểu quá lâu và quá nhiều mà không được đào thải trong thời gian dài.
– Khi nước tiểu khó thoát hoặc không thoát được ra ngoài, hệ tiết niệu “làm việc” không hiệu quả dẫn tới thận ứ nước, giãn đài bể thận… Lâu dần dẫn tới viêm thận, suy thận… Tình trạng suy thận rất nguy hiểm và khó điều trị do đó, người bệnh cần điều trị sớm, loại bỏ khả năng gặp phải nguy cơ này.
– Nguy hiểm nhất, người bệnh có thể gặp phải ung thư bàng quang do sỏi bàng quang kích thích lâu dài tới thành bàng quang, tăng nguy cơ gây ung thư.
Do đó, việc ngăn chặn và điều trị sớm sỏi bàng quang không chỉ giúp người bệnh điều trị hiệu quả mà còn giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.
3. Tổng hợp những cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả
3.1 Sỏi bàng quang – cách điều trị tại nhà
Đối với những trường hợp sỏi bàng quang nhỏ, có khả năng tự đào thải cao, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tại nhà, cụ thể là điều trị bằng cách uống thuốc. Những dòng thuốc này kích thích khiến sỏi không phát triển về kích thước và hỗ trợ thông đẩy sỏi ra ngoài cùng nước tiểu.
Những nhóm thuốc phổ biến có thể được bác sĩ chỉ định bao gồm: thuốc giãn cơ trơn, thuốc lợi tiểu, thuốc tan sỏi, thuốc giảm đau…
Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng là người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về: đơn thuốc, loại thuốc, thời gian điều trị… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh để phối hợp điều trị sỏi nhanh nhất. Sau thời gian điều trị, người bệnh cũng cần thăm khám lại với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình hình đào thải sỏi, hiệu quả điều trị và nguy cơ(nếu có).
Đồng thời, người bệnh cũng không tùy ý sử dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc, những thực phẩm chức năng “trôi nổi” trên thị trường mà không qua tư vấn của bác sĩ gây ảnh hưởng đến cơ thể, thậm chí dẫn tới quá liều hoặc ngộ độc.
3.2 Sỏi bàng quang – cách điều trị ngoại khoa(tại viện)
Nhiều bệnh nhân được chỉ định điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu với: điều trị mổ mở hoặc điều trị tán sỏi nội soi công nghệ cao không mổ. Tuy nhiên, hiện nay mổ mở đã không còn là phương pháp kinh điển trong điều trị sỏi tiết niệu bởi nguy cơ biến chứng: chảy máu, nhiễm trùng… Tán sỏi công nghệ cao – Tán sỏi nội soi ngược dòng đang là phương pháp điều trị sỏi bàng quang phổ biến nhất hiện nay.
Những ưu điểm của tán sỏi nội soi ngược dòng có thể kể đến như:
– Không xâm lấn cơ thể, không gây đau đớn, không gây chảy máu
– Thời gian lưu viện ngắn, thời gian hồi phục nhanh, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường sau khi xuất viện.
– Không cần nằm viện kéo dài, tối đa 24 giờ
– Điều trị sạch sỏi, đa dạng các loại sỏi chỉ sau một lần điều trị
– Đảm bảo tính thẩm mĩ, không để lại sẹo mổ
– Không can thiệp mổ nên không ảnh hưởng đến kết cấu và chức năng bàng quang và các cơ quan lân cận.
Như vậy sỏi bàng quang cách điều trị rất nhiều, tuy nhiên để “bắt chuẩn bài” điều trị sỏi bàng quang của từng bệnh nhân, người bệnh cần đến trực tiếp cơ sở y tế để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, từ đó điều trị hiệu quả nhất.