Siêu âm thai 10 tuần tuổi là cột mốc quan trọng, thời điểm này thai nhi đã chính thức kết thúc giai đoạn phôi thai. Trong giai đoạn này, thai nhi đã có sự phát triển nhanh chóng và vượt trội, hình dạng của một em bé cũng có thể nhìn thấy được rõ ràng hơn. Dưới đây là những lưu ý dành riêng cho mẹ bầu khi siêu âm thai ở mốc tuần này.
Menu xem nhanh:
1. Siêu âm thai theo dõi sự phát triển của thai nhi 10 tuần
1.1 Thai nhi 10 tuần tuổi có kích thước như thế nào?
Khi siêu âm thai 10 tuần, bạn có thể dễ dàng nhận thấy, lúc này thai nhi đã có kích thước gần 4cm. Thai nhi đã không còn các màng giữa các ngón chân và tay, các móng tay đã được hình thành.
Đầu của thai nhi cũng đang dần to ra do sự phát triển nhanh chóng và vượt trội của não. Răng của bé đã bắt đầu mọc ở dưới lợi, cứng dần và liên kết với xương hàm.
Ngoài ra, xương và sụn ở chân của bé đang phát triển thành đầu gối và mắt cá chân, tay, khuỷu tay cũng đã được hình thành. Bên cạnh đó, dạ dày của bé cũng đã bắt đầu tiết dịch vị và thận đang hoạt động tạo ra nước tiểu nhiều hơn. Nếu bé là con trai, hoocmon testosterone cũng đang được sản xuất trong giai đoạn này.
1.2 Siêu âm thai 10 tuần cho thấy nhịp tim thai của trẻ
Ở giai đoạn 10 tuần tuổi, tim thai của bé đập rất nhẹ và mẹ hầu như không cảm nhận được điều này. Bạn có thể lắng nghe được nhịp tim của bé khi siêu âm thai. Nhịp tim sẽ là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của thai nhi và xác định liệu có sự phát triển bình thường hay không.
Tim thai của bé 10 tuần tuổi sẽ thường dao động ở mức trung bình khoảng từ 140 – 170 nhịp/phút. Chỉ số này đều được áp dụng cho cả bé trai và bé gái. Nếu trường hợp tim thai dưới 90 nhịp/phút thì bác sĩ có thể xếp vào trường hợp tim thai yếu. Với những trường hợp này, tỷ lệ sảy thai có thể lên đến 86%. Nếu nhịp tim thai xuất hiện dưới 70 nhịp/phút thì tỷ lệ sẩy thai được khuyến cáo là khá cao. Ngược lại, có những trường hợp tim thai đập quá nhanh hơn 180 nhịp/phút thì lúc này bạn cần đặc biệt chú ý bởi có thể thai nhi đang gặp vấn đề.
1.3 Thai nhi 10 tuần tuổi đã đạp chưa?
Nhiều mẹ luôn thắc mắc là thai nhi 10 tuần tuổi đã biết đạp hay chưa? Câu trả lời là có. Lúc này, các bé đã có thể thực hiện một số hoạt động như: đá, trườn, đạp, xoay người… Tuy nhiên, những chuyển động này của các bé là quá nhỏ so với mẹ nên hầu như mẹ sẽ không thể cảm nhận được bất kỳ điều gì ở tuần thai này. Để có thể cảm nhận rõ nét hơn về hoạt động của con, mẹ bầu có thể đợi thai nhi bước vào tuần thai thứ 16 trở đi.
Siêu âm thai 10 tuần tuổi là cột mốc quan trọng, thời điểm này thai nhi đã chính thức kết thúc giai đoạn phôi thai
2. Những xét nghiệm cần thiết khi khám thai
Để theo dõi kỹ hơn về sự phát triển của thai nhi, các xét nghiệm trong quá trình khám thai giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của bạn và phát hiện sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi và thai kỳ. Dưới đây là một số xét nghiệm cần thiết mà bạn nên biết khi đi khám thai.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là một phần quan trọng trong quá trình khám thai. Xét nghiệm này đo lượng máu, kiểm tra nhóm máu và yếu tố Rh, và đánh giá sự có mặt của bất kỳ bệnh nhiễm trùng hay bất thường nào trong máu của bạn. Xét nghiệm máu cũng có thể cung cấp thông tin về các chỉ số máu quan trọng như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu thường được thực hiện để kiểm tra chức năng thận và giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này cũng có thể là một cách để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe khác nhau như protein trong nước tiểu, tiểu đường đồng thai hay sỏi thận.
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh: Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh được thực hiện để phát hiện sớm các bệnh di truyền nguy hiểm và hiếm gặp để có thể can thiệp kịp thời và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh thường bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh như bệnh bẩm sinh tuyến giáp, bệnh đái tháo đường di truyền, bệnh bẩm sinh tim, bệnh bẩm sinh thận, và nhiều bệnh di truyền khác.
Trên đây chỉ là một số xét nghiệm cần thiết và có thể khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể của mẹ và hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình mang thai, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ và định kỳ đi khám thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và thai nhi.
3. Những thay đổi ở cơ thể mẹ khi siêu âm thai tuần 10
3.1 Những chuyển biến về mặt thể chất khi siêu âm thai 10 tuần
– Do ảnh hưởng của nội tiết, vùng da quanh đầu núm vú của mẹ sẽ đậm màu hơn. Đặc biệt, bạn sẽ xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới, đường sẫm màu này sẽ đậm dần trong suốt thai kỳ và mờ dần sau khi sinh em bé.
– Cảm giác mệt mỏi: Mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn này do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Mẹ có thể giảm bớt cảm giác mệt mỏi bằng cách đi bộ nhẹ nhàng và các bài tập yoga dành cho mẹ bầu.
– Ợ nóng và khó tiêu, đầy bụng: Mẹ bầu cần lưu ý tránh xa các thực cay, nóng và ăn nhiều đồ ăn có chất xơ. Mẹ không nên nằm xuống ngay sau khi ăn để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày và ợ nóng.
– Cảm giác chóng mặt: Do lượng máu ở giai đoạn này đang tăng dần để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nên bạn sẽ có cảm giác chóng mặt và áp lực máu cao. Hãy chú ý nghỉ ngơi và uống nhiều nước khi có hiện tượng này.
3.2 Những thay đổi về cảm xúc của mẹ khi thai nhi 10 tuần tuổi
– Ốm nghén: Đây là giai đoạn mà bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, ốm nghén thường xuyên. Để hạn chế tình trạng này, bạn hãy uống trà gừng để làm giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu.
– Nhạy cảm và dễ xúc động: Do sự thay đổi nội tiết mà mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn và dễ xúc động, tủi thân hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh stress, áp lực để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Như vậy, khám thai, siêu âm thai 10 tuần tuổi là dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, do đó mẹ bầu cần thực hiện siêu âm cũng như xét nghiệm khác để kiểm tra sức khỏe của bản thân và thai nhi. Kết quả siêu âm thai phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: trang thiết bị máy móc, tay nghề bác sĩ… Do đó, mẹ bầu cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, tin cậy để có thai kỳ an toàn, thai nhi phát triển khỏe mạnh, toàn diện.