Mẹ bầu đi khám thai tuần thứ 26 cần thực hiện những dịch vụ gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tuần thai thứ 26 là tuần thai cuối cùng của kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Thời điểm này, người mẹ cần được thực hiện quản lý sức khỏe thai kỳ sát sao, phát hiện sớm những bất thường, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy, quá trình khám thai tuần thứ 26 bao gồm những gì?

1. Những thay đổi của mẹ và bé ở tuần thai thứ 26

Ở tuần thai thứ 26, thị giác của thai nhi vẫn chưa phát triển. Trọng lượng của bé tiếp tục tăng lên tương xứng với tuổi thai. Cân nặng lúc này của thai nhi sẽ đạt khoảng 900 gram, chiều dài cơ thể khoảng 35 đến 35,5cm.

Do đang trong quá trình tăng trưởng, không gian trong bụng mẹ không đủ để bé có thể thoải mái quẫy đạp nên con sẽ không thường xuyên có nhiều cử động như trước. Nhiều trường hợp, thai nhi đã xoay đầu từ tuần 26.

Giai đoạn này, các mạch máu và hệ tuần hoàn ở thai nhi cũng đã dần hoàn thiện và có thể thực hiện gần như đầy đủ các chức năng cần thiết. Tim, phổi và não bộ cũng đang phát triển dần dần. Nhưng cũng bởi vậy, đây là giai đoạn mà chức năng của các cơ quan này dễ gặp vấn đề nhất. Bé dễ gặp các biến chứng về hô hấp, tim mạch hay các bệnh lý liên quan tới hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, việc khám, tầm soát biến chứng thai sản, dị tật thai nhi trong quá trình này có vai trò rất quan trọng.

Ở tuần 26, thai nhi đã phát triển gần như toàn diện và mẹ có thể tiến hành thăm khám, sàng lọc tình trạng của bé khá chi tiết từ giờ

Ở tuần 26, thai nhi đã phát triển gần như toàn diện và mẹ có thể tiến hành thăm khám, sàng lọc tình trạng của bé khá chi tiết từ giờ

Tình trạng dây rốn ở tuần thai thứ 26 cũng có chuyển biến. Dây rốn lúc này đã khỏe hơn và vẫn tiếp tục vai trò cung cấp dinh dưỡng cho bé. Càng gần tới những tháng cuối của thai kỳ, dây rốn càng phát huy rõ vai trò, thể hiện qua việc mẹ thường xuyên có cảm giác thèm ăn.

Đối với thai phụ, đây cũng là giai đoạn bắt đầu cho những sự thay đổi rõ rệt hơn. Mẹ có thể tăng từ 9 đến 10kg và bắt đầu cảm thấy cơ thể nặng nề hơn, khó khăn hơn trong các hoạt động thường ngày. Bên cạnh đó, sữa non cũng bắt đầu xuất hiện, cho thấy tuyến sữa bắt đầu hoạt động, sản sinh ra sữa mẹ.

Thai nhi phát triển, tăng nhanh về kích thước nên bàng quang của người mẹ cũng chịu lực chèn ép nhiều hơn. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ thường xuyên tiểu nhiều, đôi khi tiểu không tự chủ. Ngoài ra, vùng lưng dưới và sườn của người mẹ cũng phải chịu áp lực từ thai nhi. Bởi vậy, những cơn đau nhức ở giai đoạn này là không thể tránh khỏi.

2. Tại sao cần khám thai ở tuần thứ 26? Các bước khám mà mẹ bầu cần thực hiện?

Khám thai định kỳ luôn là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Việc nắm rõ những mốc tuần thai cần kiểm tra sẽ giúp các mẹ có thể chủ động hơn trong việc quản lý thai kỳ.

2.1. Tại sao cần khám thai tuần thứ 26?

Khám thai ở tuần thứ 26 là việc mà các mẹ cần ghi nhớ. Đây là một trong những mốc tuần thai quan trọng, giúp đánh giá được nhiều vấn đề sức khỏe ở mẹ bầu cũng như quá trình phát triển, hoàn thiện các cơ quan, chức năng, bộ phận ở thai nhi.

Ở tuần thai này, các mẹ có thể được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Ngoài ra, mẹ còn được làm các xét nghiệm cần thiết để tiêm uốn ván và theo dõi hình thái, sàng lọc dị tật thai nhi qua hình ảnh siêu âm.

2.2. Các bước khám mà mẹ bầu cần thực hiện khi khám thai tuần thứ 26

Ở mốc tuần thai thứ 26, thai phụ vẫn sẽ được thực hiện khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe theo các bước: Kiểm tra cân nặng, đo nhịp tim, huyết áp; khám tổng quát cùng bác sĩ Sản khoa; siêu âm. Bên cạnh đó, mẹ sẽ được thực hiện một vài xét nghiệm để đánh giá chuyên sâu hơn về các vấn đề sức khỏe cũng như phân tích phần nào những vấn đề có thể gặp ở thai nhi.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là bước thường được thực hiện ở các mốc tuần thai quan trọng. Các chỉ số thu được qua xét nghiệm máu có thể giúp đánh giá chi tiết sức khỏe của thai phụ, phát hiện sớm những vấn đề có thể gặp trong thai kỳ hay trong quá trình sinh nở. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, hướng xử lý phù hợp cho thai phụ nhằm cải thiện, quản lý thai kỳ tốt hơn.

Xét nghiệm máu sẽ bao gồm kiểm tra nhóm máu, huyết đồ, yếu tố Rh, các bệnh có khả năng truyền từ mẹ sang con như viêm gan B, HIV, bệnh giang mai, virus Rubella,…

Xét nghiệm phân tích máu, bước không thể thiếu ở buổi khám thai tuần thứ 26

Xét nghiệm phân tích máu, bước không thể thiếu ở buổi khám thai tuần thứ 26

Xét nghiệm nước tiểu: Thông qua kết quả xét nghiệm mẫu nước tiểu của mẹ ở tuần 26, bác sĩ Sản khoa có thể nắm bắt được các chỉ số sinh hóa như glucose, pH, protein, bạch cầu, hồng cầu,… từ đó phát hiện được một số bệnh lý để có phương án xử lý, phòng ngừa biến chứng thai kỳ. Một số bệnh lý có thể phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu tuần thai thứ 26 có bệnh lý về thận, tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường,…

– Siêu âm sàng lọc dị tật, kiểm tra hình thái và quá trình phát triển của thai nhi: Giai đoạn này, thai nhi đã tăng trưởng và phát triển đáng kể nên việc siêu âm sẽ giúp đánh giá hình thái thai chính xác hơn, đồng thời phát hiện sớm một vài dị tật bẩm sinh có thể xảy ra. Với công nghệ siêu âm hiện đại, bác sĩ còn có thể đánh giá nhịp tim thai, đo chiều dài đầu – mông, xương đùi, xác định đường kính lưỡng đỉnh và trọng lượng của thai, tuổi thai,…

– Nghiệm pháp dung nạp đường uống, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Nghiệm pháp dung nạp đường uống thường được áp dụng ở mốc tuần thai 26-28. Khi thực hiện nghiệm pháp này, mẹ bầu sẽ biết được chính xác nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ của bản thân, có sự phòng ngừa sớm, được tư vấn điều chỉnh lại chế độ ăn uống để tránh những biến chứng không đáng có.

3. Những lưu ý cho mẹ bầu khi khám thai ở tuần thứ 26

Trước mỗi mốc khám thai định kỳ, các mẹ bầu đều cần tìm hiểu kỹ thông tin về các bước khám, mục đích của buổi khám để có sự chuẩn bị tốt nhất, giúp quá trình khám đem lại hiệu quả cao. Dưới đây là một vài lưu ý mà các mẹ cần nhớ khi khám thai tuần thứ 26.

– Mặc đồ rộng, thoải mái để quá trình khám thai diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn.

– Chuẩn bị sổ theo dõi sức khỏe thai sản, các giấy tờ liên quan ở lần khám, đánh giá mốc tuần thai trước.

– Nhịn ăn sáng tối thiểu 8 đến 12 tiếng để thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ.

– Không nên uống các loại đồ uống như sữa, nước có gas, nước ngọt, cafe, rượu, bia,… trước buổi khám.

– Vệ sinh vùng kín để thuận tiện hơn cho buổi khám.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ sớm và giữ tâm lý thoải mái.

– Uống nhiều nước, nhịn tiểu trước khi siêu âm để bàng quang căng giãn, thuận lợi cho việc quan sát tình trạng thai nhi, kiểm tra tử cung, đánh giá tình trạng bánh rau, dây rốn,…

– Ghi chú, nhớ lại những triệu chứng mà bản thân thường xuyên gặp phải trong thời gian gần đây cùng những thắc mắc mong muốn được giải đáp trước khi thăm khám cùng bác sĩ Sản khoa.

Khám thai định kỳ tuần thứ 26, các mẹ vẫn được thực hiện những bước khám, kiểm tra riêng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Khám thai định kỳ tuần thứ 26, các mẹ vẫn được thực hiện những bước khám, kiểm tra riêng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Đặc biệt, việc khám thai tuần thứ 26 cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại. Hơn nữa, đội ngũ bác sĩ Sản khoa phải có chuyên môn cao, có kinh nghiệm và sẵn sàng giải đáp thắc mắc, hỗ trợ thai phụ trong quá trình thăm khám.

Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, các gói Thai sản được đưa ra nhằm phục vụ nhu cầu thăm khám, quản lý thai kỳ của các mẹ bầu. Từ tuần thai thứ 8, các mẹ đã có thể thực hiện khám, được tư vấn về việc chăm sóc thai kỳ sao cho phù hợp.

Với chất lượng, quy trình khám thai định kỳ tại TCI, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Không chỉ được khám thai không giới hạn, có lộ trình thăm khám khoa học, rõ ràng, mẹ còn được hưởng nhiều tiện ích khác như thực hiện siêu âm 5D ở những mốc quan trọng của thai kỳ, nhận ảnh siêu âm, tiêm uốn ván từ tuần thứ 20 và được tư vấn dinh dưỡng cùng chuyên gia.

Qua những thông tin trên đây, hy vọng các mẹ bầu có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc khám thai tuần thứ 26. Từ đó, bạn có thể chủ động hơn trong việc kiểm soát, theo dõi sức khỏe thai kỳ từ sớm, sao cho phù hợp với mốc tuần thai của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital