Một số lưu ý khi khám thai lần đầu cho các mẹ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám thai lần đầu là bước đệm vô cùng quan trọng trong cả hành trình làm mẹ hạnh phúc. Ở lần khám này, bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ các kiến thức bổ ích về thai kỳ và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe phù hợp. Vậy trong buổi khám thai này cần lưu ý những điều gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mẹ những băn khoăn này.

1. Các thông tin khi mẹ thực hiện khám thai lần đầu

1.1. Khi nào cần đi khám thai lần đầu?

Vào khoảng 4-5 ngày sau khi trễ kinh, mẹ sử dụng bộ que thử thai cho kết quả 2 vạch. Điều này báo cho mẹ tin mừng rằng rất có thể mẹ đã có em bé. Lúc này, các mẹ lần đầu mang thai sẽ nghĩ ngay tới việc đi thăm khám bác sĩ và thực hiện khám thai tại các cơ sở, phòng khám sản khoa uy tín. Tuy nhiên, chúng ta không nên vội vàng mà cần chờ thêm một khoảng thời gian nữa. Lý do là gì?

Trong khoảng thời gian 2 tuần đầu mang thai, trứng và tinh trùng kết hợp với nhau tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi bào, từ từ di chuyển và làm tổ tại cổ tử cung của người mẹ. Nếu các mẹ thực hiện khám thai ngay lúc này thì rất có thể bác sĩ sẽ chưa siêu âm được thấy em bé, thậm chí còn gây ảnh hưởng không tốt tới em bé.

Vậy nên, theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu nên thực hiện siêu âm thai lần đầu vào khoảng 3 tuần sau khi mẹ bị trễ kinh và sử dụng que thử thai lên 2 vạch. Đây là thời điểm lý tưởng giúp xác định chắc chắn nhất việc mẹ đã có thai hay chưa và dễ dàng siêu âm thăm khám cho em bé.

khám thai lần đầu sau 3 tuần thử que thử thai lên 2 vạch

Bác sĩ khuyến cáo nên đi siêu âm thai lần đầu vào khoảng 3 tuần sau khi thử que thử thai lên 2 vạch.

1.2. Một số biểu hiện của việc mang thai lần đầu

Đa số các mẹ khi mang thai lần đầu sẽ có triệu chứng buồn nôn. Đây là biểu hiện của việc thai đang trong quá trình làm tổ và gây nên sự thay đổi trong nội tiết tố của người mẹ. Mẹ thường sẽ cảm thấy buồn nôn rải rác trong ngày, theo từng cơn và đặc biệt là vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Ở một số mẹ, biểu hiện buồn nôn còn rõ ràng hơn khi mẹ ngửi thấy mùi đồ ăn, mùi nước hoa, mùi kem đánh răng,…

Một biểu hiện phổ biến khác đó là hiện tượng căng tức ngực. Việc đau tức ngực này xảy ra là do cơ thể mẹ đang bị mất cân bằng hooc – môn, điển hình ở đây là 2 loại hooc – môn Progesterone và Estrogen. Máu lưu thông nhiều hơn tại các mô đầu ngực, khiến ngực cảm thấy đau và có hiện tượng căng tức. Điều này tương tự với biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên khi mang thai các triệu chứng này nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Khi mới mang thai, cơ thể người mẹ sẽ trở nên mệt mỏi và căng thẳng hơn. Mẹ cũng trở nên nhạy cảm và mất năng lượng. Ở một số mẹ còn có thể cảm thấy buồn ngủ và chỉ muốn ngủ cả ngày.

Ngoài các biểu hiện phổ biến trên, việc mang thai lần đầu còn có những dấu hiệu khác như
– Chuột rút.

– Thèm ăn.

– Đau đầu.

– Đi tiểu nhiều lần.

– Đầy hơi.
….

1.3. Những xét nghiệm cần làm khi khám thai lần đầu?

Khám thai lần đầu là bước đệm quan trọng cho cả quá trình khám thai sau này. Ở buổi thăm khám này, các bác sĩ sẽ làm các bước kiểm tra cần thiết cho cả mẹ và em bé để đảm bảo rằng thai nhi đã hình thành ổn định và đang phát triển mạnh khỏe trong tử cung của mẹ.

các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cho mẹ và bé trong khám thai lần đầu

Các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng quát cho mẹ bầu và thai nhi.

Bước đầu tiên và quan trọng nhất đó là xác định tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý của mẹ. Các bác sĩ sẽ đặt ra cho mẹ những câu hỏi sau
– Bác sĩ sẽ hỏi ngày đầu của kỳ kinh cuối của mẹ là bao nhiêu. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ tính ra được ngày dự sinh cho bé.

– Mẹ mang thai lần thứ mấy?.

– Mẹ có các dấu hiệu bất thường: đau bụng dữ dội, ra máu, khó thở,…không?.

– Tiền sử bệnh lý của mẹ hoặc của người thân cận trong gia đình: tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, gan thận,…

– Mẹ đã từng mắc các bệnh phụ khoa lần nào trước đây chưa? Đã từng đi khám phụ khoa chưa?

Tiếp theo sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơ bản sức khỏe của mẹ bầu.
– Thực hiện đo cân nặng, chiều cao mẹ bầu.

– Đo huyết áp, đo nhịp tim.

– Kiểm tra vùng bụng, vùng ngực.

Ở lần khám thai này, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm siêu âm đầu dò, bởi lúc này kích cỡ của thai nhi vẫn còn rất nhỏ. Siêu âm đầu dò sẽ chính xác và dễ dàng trong việc xác định vị trí của thai hơn siêu âm bình thường.

Khi thực hiện siêu âm đầu dò, các bác sĩ sẽ biết được
– Mẹ có thực sự mang thai?

– Thai đã hoàn toàn làm tổ trong tử cung của mẹ hay chưa?

– Tuần tuổi của thai.

– Đo nhip tim thai.

Ngoài các bước xét nghiệm kể trên, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về chế độ dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu, lợi cho thai nhi, các thực phẩm có hại mẹ bầu cần tránh, bổ sung các nhóm vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

2. Mẹ bầu đi khám thai lần đầu – Cần lưu ý gì?

khám thai lần đầu cần lưu ý gì

Mẹ bầu khi đi khám thai nên giữ tâm lý, sức khỏe thoải mái, ổn định.

Một số mẹo hay giúp các mẹ có lần khám thai thuận lợi như sau

– Chuẩn bị tinh thần thoải mái khi đi khám thai.

– Ăn uống đầy đủ trước khi đi khám thai.

– Trước khi siêu âm, mẹ bầu cần uống nhiều nước, nhịn tiểu căng để bác sĩ có thể quan sát em bé rõ hơn.

– Mẹ nên mặc váy suông khi đi khám thai, như vậy sẽ thuận tiện hơn cho việc bác sĩ thăm khám, siêu âm. Tránh đi giày cao gót, mặc đồ bó sát hay vướng víu.

– Chuẩn bị trước câu hỏi cần hỏi bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, hoặc những bất thường nếu có.

– Mẹ cần chủ động tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ, cơ sở khám thai uy tín.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về khám thai cho các mẹ tham khảo. Nếu các mẹ đang cân nhắc, chọn lựa nơi khám thai uy tín, thì bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI là một lựa chọn tốt các mẹ không nên bỏ qua. Bởi tại đây quy tụ hàng loạt các bác sĩ sản khoa nổi tiếng tại các bệnh viện tuyến đầu: bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Phụ sản TW, bệnh viện 108,…

Nắm bắt được những nỗi lo lắng của các mẹ, nhất là các mẹ mang thai lần đầu, Thu Cúc – TCI đầy đủ các gói thai sản đầy đủ các mốc khám thai quan trọng: 8w, 16w, 22w, 26w, 32w,…cho tới vượt cạn. Các mẹ có thể liên hệ Tổng đài của Thu Cúc – TCI để được hỗ trợ đặt lịch khám và tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital