Ung thư cổ tử cung từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của mọi chị em phụ nữ trên thế giới vì mức độ ác tính và nguy hiểm của nó. Tuy nhiên căn bệnh ung thư này có thể được phòng ngừa nếu nữ giới thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của hoạt động này.
Menu xem nhanh:
1. Cảnh giác với căn bệnh ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung của nữ giới chính là phần khe hẹp kết nối giữa thân tử cung và vùng âm đạo. Bình thường, cổ tử cung nó sẽ có màu hồng khỏe mạnh. Phần ống cổ tử cung cũng là khu vực dễ hình thành và phát triển các tế bào bất thường hoặc tế bào tiền ung thư nhất.
Những trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đa phần sẽ là ung thư biểu mô tế bào vảy, xếp sau là ung thư tế bào tuyến (tế bào ung thư hình thành từ các tuyến tiết chất nhờn bởi ống cổ tử cung tiết ra). Tuy ung thư tế bào biểu mô tuyến ít gặp hơn nhưng hiện nay số ca mắc bệnh ung thư này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và tập trung nhiều ở phụ nữ trẻ tuổi.
Phần lớn người mắc ung thư cổ tử cung do bị nhiễm virus HPV. Trong đó, HPV type 16 và HPV type 18 được xác định là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây gia tăng khả năng khiến nữ giới mắc ung thư cổ tử cung như: hút thuốc lá, quan hệ tình dục sớm (trên 21 tuổi), quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không an toàn, sinh đẻ nhiều lần (có hơn 5 đứa con), sinh con khi còn quá trẻ (dưới 17 tuổi), viêm cổ tử cung mạn tính, suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày kéo dài.
2. Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung diễn ra như thế nào?
Trung bình, cần khoảng từ 5 – 10 năm cho sự tiến triển từ dị sản sang bệnh ung thư cổ tử cung. Vì vậy, đây chính là khoảng thời gian thuận lợi giúp cho việc tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung đạt hiệu quả, phát hiện và điều trị sớm các tổn thương dị sản cũng như ung thư ngay từ giai đoạn sớm.
Dưới đây là một số phương pháp sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung được áp dụng phổ biến hiện nay để bạn tham khảo:
2.1. Khám phụ khoa trong tầm soát ung thư cổ tử cung
Khi mới mắc ung thư cổ tử cung, bệnh nhân thường hiếm khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt mà hầu như mầm bệnh sẽ tiến triển trong âm thầm. Đến khi bộc lộ ra dấu hiệu thì cũng là lúc bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, lúc này việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn. Do đó, nữ giới nên thực hiện sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của bệnh.
Khám tử cung và cổ tử cung là một trong những hoạt động cần thiết trong thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ. Nếu trong quá trình thăm khám, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì sẽ cần thực hiện những biện pháp tầm soát như xét nghiệm Thinprep, Pap smear, sinh thiết hoặc soi cổ tử cung để khẳng định, đánh giá mức độ phát triển bệnh.
Khám phụ khoa nên được tiến hành định kỳ khoảng 2 lần/năm, bởi bên cạnh ung thư cổ tử cung thì nữ giới cũng dễ gặp phải các vấn đề về phụ khoa khác như bệnh viêm nhiễm, nấm,…
2.2. Xét nghiệm Pap smear hoặc Thinprep trong tầm soát ung thư cổ tử cung
Phương pháp này còn gọi là xét nghiệm phết tế bào âm đạo – cổ tử cung. Mục đích của phương pháp này nhằm mục đích thu thập các tế bào vùng cổ tử cung để xem xét hình thái tế bào, nhận định có hoặc không có sự biến đổi bất thường, nguy cơ lành tính hay ác tính. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm sẽ thay đổi tùy theo nhiều điều kiện như: chất lượng mẫu, chất lượng người đọc kết quả, quá trình vận chuyển, lưu trữ và xử lý mẫu…
So với Pap smear thì xét nghiệm Thinprep sẽ có phần cải tiến hơn. Sau khi mẫu bệnh phẩm được thu thập, bác sĩ sẽ tiến hành rửa các tế bào trong một loại chất lỏng định hình, tiếp theo là chuyển mẫu lấy được đến phòng xét nghiệm và sử dụng máy tự động để xử lý, phân tích và đọc kết quả.
2.3. Soi cổ tử cung
Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị phóng đại đặc biệt để chiếu ánh sáng vào cổ tử cung. Thiết bị này sẽ giúp phóng to gấp 10 – 30 lần hình ảnh thật bên trong cổ tử cung giúp bác sĩ quan sát một cách dễ dàng hơn. Cùng với đó, dung dịch lugol 2% và acid acetic 3 – 5% sẽ được bôi vào vùng cổ tử cung. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ có thể quan sát được tổn thương ở vùng cổ tử cung khi không thể phát hiện qua mắt thường.
Thông thường, phương pháp này sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi nhận kết quả xét nghiệm PAP hoặc HPV phản ánh thấy có sự thay đổi bất thường nghi ngờ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Trong quá trình soi, nếu phát hiện thấy tổn thương, bác sĩ sẽ đồng thời thực hiện lấy mẫu để mang đi sinh thiết tại vị trí đó, tiếp đó là tiến hành nhuộm soi để kiểm tra mức độ ác tính của tế bào.
Nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm địa chỉ thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung uy tín thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI chính là gợi ý dành cho bạn. Khi đến thăm khám tại đây, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn thăm khám tận tình từ đội ngũ lễ tân và nhân viên y tế. Với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến sẽ giúp mang tới kết quả thăm khám nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, các cơ sở của Thu Cúc TCI đều tọa lạc tại những vị trí đắc địa, thuận lợi cho người dân di chuyển tới thăm khám. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về sàng lọc ung thư cổ tử cung. Hãy chú ý thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện mầm mống bệnh và điều trị ngay từ sớm nhé!