Ợ nóng là dấu hiệu bệnh dễ gặp và có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh ung thư thực quản. Ợ nóng mạn tính cẩn thận ung thư thực quản là cảnh báo của nhiều chuyên gia y tế.
Menu xem nhanh:
Ợ nóng mạn tính cẩn thận ung thư thực quản
Ợ nóng là một triệu chứng trào ngược dạ dày, xảy ra khi dịch acid từ dạ dày trào ngược vào đoạn cuối thực quản do cơ vòng thực quản dưới, phần dưới cùng của thực quản bị giãn và không đóng lại sau khi nuốt thức ăn.
Biểu hiện của chứng ợ nóng là cảm giác nóng ở ngực, sau xương ức và thường bị đau khi nằm hoặc cúi xuống.
Bình thường, chứng ợ nóng không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến những biến đổi ở mô niêm mạc thực quản và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Ợ nóng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh khi tình trạng xảy ra thường xuyên (trên 2, 3 lần/ tuần) và dùng thuốc điều trị không có tác dụng.
Tham khảo: tầm soát ung thư dạ dày thực quản
Nguyên nhân gây ợ nóng mạn tính
Ngoài trào ngược thực quản, còn có nhiều yếu tố khác dẫn đến chứng bệnh này, điển hình là thói quen sinh hoạt như:
- Uống quá nhiều chất kích thích, đồ uống có cồn, ga như rượu bia, nước giải khát, cà phê…
- Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo động vật cao
- Ăn nhiều thực phẩm chiên rán
- Căng thẳng kéo dài thường xuyên…
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản
Ngoài ợ nóng mạn tính còn có rất nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản như:
- Tuổi tác: ung thư thực quản có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi nhưng phổ biến nhất là độ tuổi trên 55, chiếm khoảng 85% ca mắc
- Béo phì
- Hút thuốc lá, uống rượu bia
- Co thắt ống thực quản
- Làm việc trong môi trường có nhiều chất hóa học độc hại
- Chế độ ăn uống không khoa học, ít rau xanh và nhiều thịt đỏ
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh, mang gen đột biến di truyền gây ung thư…
Để tránh những biến chứng khó lường từ ợ nóng mà nguy hiểm nhất là ung thư thực quản, người bệnh cần chú ý điều trị dứt điểm chứng trào ngược thực quản và điều chỉnh lối sống sinh hoạt phù hợp. Cụ thể, bệnh nhân cần hạn chế ăn các loại thực phẩm kích hoạt chứng ợ nóng, giảm lượng đường, uống nhiều nước, gối đầu cao khi ngủ, giữ tinh thần thoải mái…
Điều trị ợ nóng chủ yếu bằng các loại thuốc với mục đích như: trung hòa acid dạ dày, giảm sản xuất axit dạ dày và thuốc ức chế tiết acid…
Không phải tất cả những người mắc chứng ợ nóng đều biến chứng thành ung thư nhưng ợ nóng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Vì vậy, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư thực quản định kì là việc làm cần thiết để phát hiện bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng.