Nổi hạch ở cổ có phải ung thư tuyến giáp không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
Hạch nổi ở cổ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, không ngoại trừ khả năng ung thư. Hạch nổi ở cổ có phải ung thư tuyến giáp không là lo lắng của không ít người.

1. Nổi hạch ở cổ có phải ung thư tuyến giáp không?

Hạch là tổ chức lympho được phân bố gần như khắp cơ thể chúng ta từ trong các phủ tạng, ổ bụng cho đến phần mềm dưới da. Khi các hạch nằm nông dưới da to ra thì chúng ta có thể sờ được. Thông thường các hạch dễ sờ thấy là hạch vùng cổ, hạch vùng bẹn (vùng háng) và vùng nách.

Nổi hạch cổ có phải ung thư tuyến giáp hay không còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau

Nổi hạch cổ có nhiều nguyên nhân khác nhau

Nổi hạch ở cổ có phải ung thư tuyến giáp không? Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến hạch nổi ở cổ và cũng không ngoại trừ trường hợp mắc ung thư tuyến giáp. Một số nguyên nhân hạch nổi ở cổ bạn cần chú ý là:

  • Cơ thể bị nhiễm trùng, viêm họng: hạch vùng cổ sẽ sưng, đau. Nếu hạch do nguyên nhân này chỉ phải dùng thuốc kháng viêm,kháng sinh để điều trị. Hạch thường lặn sau vài ngày.
  • Nhiễm siêu vi: thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tuổi. Trẻ đang độ tuổi phát triển, hàng rào bảo vệ cơ thể phải hoạt động tối đa để bảo vệ trẻ trước tác nhân gây bệnh. Khi trẻ nhiễm siêu vi, có thể hạch toàn thân bị phì đại, tự xẹp khi trẻ hết bệnh.
  • Lao hạch: ở cổ sẽ xuất hiện một loạt hạch lớn hơn 1cm, các hạch này có thể dính chùm với nhau.
  • Ung thư: ung thư hạch hay các bệnh ung thư khác như ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng… cũng có thể làm xuất hiện hạch nổi ở cổ. Đặc điểm của hạc này thường cứng, giai đoạn đầu di động và to lên rất nhanh, sau đó, hạch sẽ dính và không di động nữa, khác hoàn toàn với hạch do các bệnh lành tính gây ra là có kích thước nhỏ, ít lớn lên theo thời gian, dễ di động.

Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư khá phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới. Hãy cảnh giác nếu biểu hiện hạch nổi ở cổ đi kèm với nhiều biểu hiện nghi ngờ bệnh như:

  • Khàn giọng: dây thần kinh thanh quản kiểm soát các cơ mở và đóng dây thanh âm, nằm ngay phía sau tuyến giáp nên rất dễ bị tác động khiến giọng nói người bệnh thay đổi
  • Ho mạn tính: có thể gặp ở nhiều trường hợp ung thư tuyến giáp
  • Khó thở, nuốt khó: khối u tuyến giáp phình to có thể chèn ép lên khí quản làm cho người bệnh bị khó thở. Ngoài ra, thực quản cũng nằm ngay dưới khí quản, vì vậy khối u tuyến giáp cũng có thể chèn ép trực tiếp hoặc gián tiếp lên thực quản khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt hoặc đau nghẹn khi nuốt.

2. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp như thế nào?

Siêu âm tuyến giáp là một trong những phương tiện để chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp là một trong những phương tiện để chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Ngay khi có hiện tượng nổi hạch cổ bất thường bạn không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện để khám chẩn đoán bệnh kịp thời. Trưng hợp nghi ngờ ung thư tuyến giáp, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán như xét nghiệm máu, xạ hình tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital