Nhiễm khuẩn HP trong gia đình có cần ăn riêng, uống riêng không?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn HP chiếm tới 70-80% dân số do tỷ lệ lây nhiễm HP trong cộng đồng rất cao nhất là trong cùng một gia đình. Một trong những câu hỏi được quan tâm hàng đầu đó là khi một thành viên trong gia đình bị nhiễm HP thì có cần thực hiện ăn riêng, uống riêng hay không? 

1. Tìm hiểu về vi khuẩn HP

1.1. Nhiễm khuẩn HP là gì, bệnh có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn đặc biệt có khả năng sinh sống trong môi trường axit cao ửe[epp ở dạ dày người. Vi khuẩn hoạt động sẽ tiết ra các loại độc tố làm phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc. Đây chính là cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP dẫn tới những bệnh lý thường gặp ở dạ dày như viêm, loét thậm chí là ung thư dạ dày. Cụ thể:

– Khoảng 90 – 95% người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng được xác định đến từ nguyên nhân nhiễm HP dương tính.

– Trên 70% người bệnh loét dạ dày đều có tiểu sử nhiễm HP dương tính.

– Khoảng 90% ca ung thư dạ dày được xác định có liên quan đến nhiễm khuẩn HP.

Trên thực tế, không phải chủng HP nào cũng gây hại và gây bệnh tiêu hóa. Nhưng các trường hợp viêm loét diễn ra ở đường tiêu hóa phát triển đồng thời cùng hoạt động của vi khuẩn HP đều có xu hướng trở nặng nhanh và việc điều trị cũng phức tạp hơn bình thường.

Nhiễm khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam và cả trên thế giới.

1.2. Đường lây nhiễm khuẩn HP

Vi khuẩn HP có tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng và thường một người sẽ rất khó kiểm soát và biết rằng liệu bản thân có thể bị lây nhiễm vi khuẩn hay không. 3 con đường lây nhiễm HP phổ biến bao gồm:

– Đường miệng – miệng

– Đường phân – miệng

– Đường dạ dày – dạ dày

Trong các đường lây nhiễm kể trên, lây đường miệng – miệng là nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn phổ biến nhất. Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn HP cũng cần được chú ý hơn ở đường lây này.

2. Trả lời: Nhiễm khuẩn HP trong gia đình có cần ăn riêng, uống riêng không?

Như đã nói ở trên, một trong những đường lây vi khuẩn HP phổ biến nhất là đường lây miệng – miệng. Trong một gia đình sẽ có rất nhiều hoạt động chung làm tăng nguy cơ lây nhiễm qua đường lây này như ăn chung, uống chung, sử dụng chung dụng cụ sinh hoạt,… Vậy câu hỏi đặt ra là, khi có thành viên trong gia đình nhiễm vi khuẩn HP thì việc ăn riêng, uống riêng có bắt buộc phải thực hiện không?

Theo các chuyên gia tiêu hóa tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP trên thế giới chiếm khoảng 50% dân số trên thế giới, trong đó hầu hết có đến 80-90% đều là dạng lành tính hay còn gọi là người mang vi khuẩn HP không triệu chứng. Vì vậy, chúng ta không cần phải kiêng bát kiêng đũa trong cùng gia đình, vẫn có thể chung sống bình thường.

Tuy nhiên, nếu thành viên trong gia đình đó lại có người có dấu hiệu đau bụng thượng vị, đau dạ dày hành tá tràng chúng ta cần đến các cơ sở bệnh viện để kiểm tra ngay. Nếu có ổ loét mà có vi khuẩn HP thì chúng ta cần điều trị càng sớm càng tốt.

Nhiễm HP có cần ăn riêng trong gia đình không?

Khi bị HP dương tính không nhất thiết phải ăn riêng, uống riêng trong một gia đình.

3. Cần làm gì khi nghi ngờ bản thân nhiễm HP?

Trong các trường hợp nghi ngờ bản thân nhiễm vi khuẩn HP đến từ các dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa như tình trạng khó tiêu, chán ăn, thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, rối loạn phân, người mệt mỏi, sút cân không chủ đích,… thì bạn cần lưu ý và thực hiện những yêu cầu như sau:

3.1. Thăm khám chuyên khoa tiêu hóa khi nghi ngờ nhiễm khuẩn HP

Hãy lựa chọn một đơn vị y tế uy tín, tiến hành thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám cũng như chỉ định phương pháp chẩn đoán HP phù hợp theo đúng tình trạng cũng như mục đích, bao gồm các lựa chọn:

Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm phân

– Test hơi thở

Nội soi dạ dày đại tràng

Ở mỗi phương pháp sẽ có những ưu thế riêng và phù hợp với từng đối tượng, từng mục đích. Trong đó, nội soi dạ dày đại tràng là phương pháp chẩn đoán tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất để xác định các bệnh đường tiêu hóa trong đó có vi khuẩn HP và các bệnh gây ra bởi nguyên nhân nhiễm HP dương tính như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, thậm chí là cả ung thư dạ dày giai đoạn sớm và rất sớm.

Nội soi dạ dày chẩn đoán HP dương tính

Sinh thiết qua nội soi dạ dày giúp xác định HP dương tính chính xác.

3.2. Tuân thủ thực hiện đúng phác đồ điều trị HP

Hiện nay, điều trị tiêu diệt HP được thực hiện phổ biến nhất bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc. Sau khi thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị HP bằng các nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định.

Một lưu ý quan trọng tới người bệnh điều trị vi khuẩn HP đó là vi khuẩn HP ngày một có đề kháng tốt hơn với các loại kháng sinh nên tỷ lệ kháng thuốc, tái nhiễm khuẩn theo đó cũng cao hơn. Yêu cầu đặt ra đó là người bệnh cần tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị của bác sĩ từ việc sử dụng đúng loại thuốc, liệu lượng, thời gian sử dụng và chủ động tái khám đúng lịch theo hướng dẫn nhằm đảm bảo hiệu quả tiêu diệt HP cao nhất.

3.3. Thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng và lối sống khoa học

Bên cạnh việc dùng thuốc thì việc thực hiện chế độ ăn và lối sống khoa học cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Những lưu ý cụ thể cho người bệnh như sau:

Loại thực phẩm nên ăn:bflfl

– Rau và quả tươi như súp lơ, bắp cải, chuối, táo, quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây, ớt chuông, cà rốt, củ cải, bông cải xanh,…

– Sữa chua, rượu kefir, kim chi,…

– Dầu olive và các loại dầu thực vật khác, nghệ, mật ong, tỏi, trà xanh khử cafein, nha đam, cam thảo,…

Loại thực phẩm nên kiêng:

– Rượu, bia, trà đặc, cà phê và các thực phẩm chứa chất kích thích khác

– Sôcôla, đồ ngọt

– Thực phẩm cay nóng

– Thực phẩm có tính acid như hoa quả chua (cam, quýt, chanh, xoài, cóc,…) và gia vị đồ ăn chua (dấm, mẻ, canh chua,…)

Thực hiện nếp sống khoa học cần đảm bảo:

– Cân đối giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc.

– Tránh căng thẳng quá độ.

– Ngủ đúng giờ đủ giấc, không nên thức quá khuya, nên đi ngủ trước 23h.

– Vận động bằng các môn thể thao phù hợp với thể lực. Luyện tập đều đặn 3-5 buổi trên một tuần.

Như vậy, việc nhiễm khuẩn HP trong gia đình không nhất thiết cần đến việc ăn riêng, uống riêng. Trên hết, mỗi người cần theo dõi thường xuyên tình trạng của bản thân và chủ động thăm khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital