Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống như thế nào

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Thẩm Hoàng Hải

Trưởng đơn nguyên Nội soi tiêu hóa

Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống là nỗi lo ngại của nhiều người. Đây là một trong số những con đường dễ lây khuẩn HP cần tránh.

1. Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống thế nào?

Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là vi khuẩn sống và phát triển trong dạ dày người. Vi khuẩn này dễ dàng lây nhiễm, kể cả tiếp xúc trực tiếp lẫn gián tiếp. Có tới 2/3 dân số nhiễm khuẩn Hp, trong đó 10% tiến triển thành viêm loét dạ dày

Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống, lây qua đường miệng – miệng, phân – miệng, dụng cụ – miệng… và cư trú ở nhiều bộ phận trong cơ thể người. Tại niêm mạc đường tiêu hóa, chúng bám vào các cơ quan như dạ dày, ruột non, tá tràng… tiết ra enzyme là urease trung hòa acid dạ dày. Sự phát triển quá mức của khuẩn Hp dạ dày gây nên bệnh. 

Vi khuẩn Hp có thể lây qua đường ăn uống thông qua việc ăn chung đồ ăn, dùng chung bát đĩa, dùng chung bàn chải đánh răng. Vi khuẩn Hp trên mảng bám trên răng có thể lây nhưng tỷ lệ thấp, có thể không gây viêm loét. Dịch vị dạ dày bị nhiễm khuẩn cũng có thể là nguồn lây nhiễm. Nếu gia đình có người nhiễm virus HP thì khả năng nhiễm của các thành viên khác là rất cao. 

Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống

Vi khuẩn hp có thể lây qua nhiều con đường khác nhau

2. Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống và đường nào?

Ngoài đường ăn uống, vi khuẩn Hp còn có thể lây qua các con đường khác, cụ thể như sau:

2.1 Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống

Các con đường như tiếp xúc gần, ăn uống chung hoàn toàn có khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP giữa người với người. Trẻ em cũng là đối tượng nguy cơ cao, đặc biệt là do thói quen hôn hít, mớm thức ăn cho trẻ của người lớn.

2.2 Vi khuẩn hp lây qua đường dụng cụ y tế – miệng

Khi thực hiện các thủ thuật y tế như: Khám miệng, thực quản, nội soi dạ dày, lấy mẫu thử dịch vị dạ dày… có liên quan đến dạ dày hoặc các bộ phận đường tiêu hóa khác có nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt là trong trường hợp dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách, vi khuẩn HP có thể tồn tại trên đó. Lây chéo giữa người với người do không đảm bảo vệ sinh rất nguy hiểm. Người  sau sử dụng đồ dùng chưa được khử trùng sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

2. Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống hay phân – miệng

Vi khuẩn Hp có trong phân người bệnh có thể lây truyền cho người khác. Bởi vậy nên việc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không xử lý thực phẩm đúng cách, không vệ sinh tay bằng xà phòng… có thể phát tán nguồn bệnh.

Ở nhiều nước đang phát triển có nguồn nước kém vệ sinh có thể gây ra tình trạng lây nhiễm khuẩn Hp diện rộng. Sự kết hợp của nguồn nước không được xử lý, điều kiện dân cư đông đúc và kém vệ sinh góp phần đẩy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp lên cao. Hầu hết mọi người bị nhiễm bệnh khi còn nhỏ và người thân trong gia đình đóng vai trò chính trong việc lây truyền. 

vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống

Vi khuẩn Hp trong dạ dày có nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý tiêu hóa

3. Nhiễm Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống có đáng lo không?

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày. Bởi vậy nên người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm do vi khuẩn này gây ra. Khuẩn HP tiết ra enzyme Urease trung hòa acid dạ dày. Bởi vậy nên chúng có thể tồn tại được trong môi trường acid của dạ dày người. 

Tuy nhiên, có đến 200 loại chủng khuẩn Hp khác nhau và không phải loại nào cũng gây bệnh viêm loét tiến triển sang ung thư. Chỉ có một số ít loại vi khuẩn Hp mang gen CagA mới dễ dàng tấn công vào niêm mạc người, gây nên tổn thương kéo dài. Acid dịch vị khiến cho vết loét nặng hơn dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

Điểm đáng lưu ý là khuẩn Hp không gây bệnh lý ngay khi viêm nhiễm mà âm thầm phá hủy trong nhiều năm. Có trường hợp phải 30 năm kể từ khi nhiễm khuẩn Hp mang gen gây bệnh, người bệnh mới gặp các triệu chứng tổn thương. 

Một số khuẩn HP không gây viêm loét mà còn là vi khuẩn cộng sinh tiêu diệt tác nhân gây bệnh cho ruột. Thường xuyên sàng lọc, kiểm tra và điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển. Bác sĩ sẽ xem xét xác định xem người bệnh có nhiễm khuẩn Hp hay không và đưa ra liệu trình phù hợp. 

4. Điều trị nhiễm khuẩn Hp

Điều trị khuẩn Hp áp dụng với các trường hợp nhiễm khuẩn Hp kèm viêm loét dạ dày, u MALT hoặc ung thư dạ dày. Người có nguy cơ cao cũng cần điều trị tiêu diệt khuẩn Hp như người bị viêm teo niêm mạc dạ dày, gia đình có tiền sử ung thư dạ dày, có polyp dạ dày.

Biện pháp tiêu diệt khuẩn Hp là kết hợp kháng sinh trong hai tuần, có hiệu quả với 90% người bệnh. Cần kết hợp kháng sinh với thuốc ức chế tiết Hp dạ dày để điều trị bệnh. Liệu trình điều trị có thể khiến người bệnh gặp phải vài tác dụng phụ như tiêu chảy, phân đen,…

Việc điều trị nhiễm khuẩn Hp tuy khó khăn vì khuẩn HP dễ kháng thuốc nhưng đây là bệnh phổ biến nên người bệnh không nên quá lo lắng. Thậm chí nếu nhiễm Hp không gây ra các triệu chứng khác. Người bệnh không nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày thì có thể không cần điều trị. 

vi khuẩn Hp lây qua đường ăn uống

Điều trị vi khuẩn Hp cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ

5. Phương pháp tránh vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống

– Tuyệt đối tránh thói quen sử dụng chung đồ ăn uống, chung bát chấm, gắp đồ ăn cho nhau.

– Không nên nhai mớm cơm cho trẻ nhỏ.

– Áp dụng chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ. Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.

– Hạn chế rượu bia. Tránh tình trạng căng thẳng, lo âu.

– Không tự ý sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Trong quá trình điều trị tuân thủ đúng thuốc, đúng liều, đúng cách sử dụng, đúng thời hạn.

– Thăm khám bác sĩ nếu có bất thường về tiêu hóa để được chỉ định tầm soát Hp khi cần.

– Nên kiểm tra định kỳ cả nam và nữ với độ tuổi trên 40.

Vì khuẩn HP rất dễ kháng thuốc nên người bệnh khi điều trị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Khuẩn Hp hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh tuân thủ phác đồ và thực hiện lối sinh hoạt lành mạnh. Đề phòng vi khuẩn Hp lây qua đường ăn uống là ưu tiên để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital