Mách mẹ 5 mẹo chữa viêm họng cho trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Rất nhiều phụ huynh thường mắc sai lầm “kinh điển” là tìm ngay đến kháng sinh khi thấy con trẻ húng hắng ho, có dấu hiệu viêm họng. Điều này có thể hiệu quả ở những lần đầu nhưng lâu dài sẽ khiến trẻ bị nhờn thuốc. Bài viết sau sẽ chia sẻ với mẹ 5 mẹo đơn giản, chữa viêm họng cho trẻ hiệu quả mà không cần kháng sinh.

1. Điểm danh 5 mẹo trị viêm họng cho trẻ không cần kháng sinh

1.1. Hấp lá xương sông với mật ong để điều trị viêm họng cho trẻ

Có lẽ, đây là “bài thuốc” khá phổ biến, được rất nhiều mẹ truyền tai nhau. Khi con yêu viêm họng, mẹ đừng lo lắng, hãy chuẩn bị ngay một nắm lá xương sông tươi và một chút mật ong.

Lá xương sông đem rửa sạch, thái nhỏ, đem hấp cùng mật ong khoảng 10 phút. Sau đó, mẹ chắt lấy nước rồi cho bé uống 2 lần/ ngày. Chỉ khoảng 5 ngày sau, mẹ sẽ thấy các triệu chứng đau rát họng, ho có đờm… của bé giảm rõ rệt và biến mất.

1.2. Chữa viêm họng cho bé bằng quất hấp mật ong

Quất ngâm mật ong là “bài thuốc” đã có từ rất lâu đời, đúc kết từ kinh nghiệm của người xưa. Chính vì thế, “bài thuốc” này đã được kiểm chứng nhiều lần nên mẹ hãy an tâm sử dụng nhé. Hơn nữa, quất với mật ong lại có vị thơm ngon, dễ uống nên càng giúp con yêu mau khỏi bệnh.

Các mẹ hãy chuẩn bị khoảng 10 trái quất chín vừa, rửa sạch rồi cắt đôi và bỏ hết hạt để không còn vị đắng. Tuỳ vào độ tuổi của bé mà mẹ hấp hoặc đun cách thuỷ quất cùng một chút mật ong hay đường phèn nhé. Sau đó, mẹ lấy 2 – 3 thìa cà phê thành phẩm thu được, cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Mẹ cho bé uống đều đặn trong 3 – 5 ngày để đẩy lùi các cơn ho, đau rát họng cho bé nhé!

Quất ngâm mật ong là “bài thuốc” chữa viêm họng cho trẻ đã có từ rất lâu đời, đúc kết từ kinh nghiệm của người xưa.

Quất ngâm mật ong là “bài thuốc” chữa viêm họng cho trẻ đã có từ rất lâu đời, đúc kết từ kinh nghiệm của người xưa.

1.3. Mẹ hãy dùng lá hẹ hấp đường phèn

Ngoài lá xương sông và quất thì lá hẹ hấp đường phèn cũng được nhiều mẹ lựa chọn sử dụng để chữa viêm họng cho trẻ. Đây có lẽ là phương pháp trị viêm họng hiệu quả và an toàn hàng đấu. Đặc biệt là đối với các bé dưới 1 tuổi. Vì vậy, thay vì cuống lên tìm kháng sinh, mẹ thử tham khảo phương thuốc này xem sao nhé.

Trong Đông Y, lá hẹ có tính ấm, vị cay nhẹ, có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời nên rất phù hợp để chữa viêm họng. Ngoài ra, hẹ còn có tác dụng giải độc, tiêu đờm và tán huyết.

Cách làm như lá xương sông hấp đường phèn nhưng mẹ chỉ cần thay lá xương sông bằng lá hẹ là xong. Cách dùng cũng như thế, mẹ chắt lấy nước sau khi hấp rồi cho bé uống liên tục, đều đặn trong khoảng 2 – 3 ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê để thấy sự hiệu quả nhé.

1.4. Lá húng chanh hấp đường phèn

Chắc hẳn các mẹ không ai còn xa lạ gì với lá húng chanh. Đây không chỉ là một loại rau gia vị thơm ngon mà còn là một bài thuốc với khả năng kháng khuẩn, tiêu đờm. Do đó, húng chanh rất phù hợp để làm “thuốc” điều trị viêm họng ở trẻ.

Chỉ với 15 lá húng chanh, 4 trái quất xanh, cùng một chút đường phèn, mẹ sẽ không khỏi bất ngờ trước hiệu quả mà nó đem lại. Lá húng chanh rửa sạch, quất cắt đôi rồi cho chung vào một bát nhỏ. Sau đó thêm một chút đường phèn rồi hấp cách thuỷ khoảng 20 phút. Cuối cùng, mẹ cũng hãy chắt nước để cho bé uống đều đặn mỗi ngày. Phương pháp này sẽ giúp đánh bay cơn đau họng cho bé nhé.

<yoastmark class=

1.5. Trị viêm họng cho trẻ bằng trà gừng

Trong Đông y, gừng là một vị thuốc có vị cay, tính ấm và khả năng sát khuẩn tốt. Gừng không những kháng viêm, làm dịu cổ họng mà còn tiêu đờm, giải độc, thông mạch và chống nôn ói…

Để điều trị viêm họng cho bé, mẹ hãy thái gừng thành các lát mỏng. Sau đó cho gừng vào nước và đun sôi. Có thể thêm một chút mật ong hoặc đường phèn để trà có vị ngọt dễ uống. Sau đó, đợi hỗn hợp nguội bớt, còn hơi ấm, mẹ hãy cho trẻ uống. Sử dụng thay nước lọc trong vài ngày để giúp bé yêu cảm thấy dễ chịu nhé.

2. Một số lưu ý khi điều trị viêm họng cho trẻ tại nhà

Để các phương pháp đạt hiệu quả, an toàn, cha mẹ hãy lưu ý một vài điều sau nhé:

– Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, nên thay bằng đường phèn;

– Nếu trẻ bị ho kèm theo sốt cao, nôn mửa hoặc ho ra máu thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức để thời xử lý;

– Khi trẻ bị nôn, cha mẹ hãy nhanh chóng lau lau người bằng nước ấm. Đồng thời thay quần áo để tránh quần áo ẩm ngấm ngược gây viêm phổi;

– Cha mẹ tuyệt đối không bế xốc trẻ lên khi trẻ bị nôn vì hành động này có thể khiến dịch ói tràn vào trong phổi gây nguy hiểm;

– Cho trẻ nằm nghỉ trên gối cao để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu ho và trớ sữa thì hãy đặt bé nằm nghiêng để tránh dịch trớ chảy vào mũi gây sặc và chảy vào phổi.

– Sau khi trẻ nôn trớ, mẹ chỉ nên cho trẻ uống nước, không nên uống sữa.

– Bổ sung đủ nước và chất điện giải cho trẻ bằng oresol. Điều này là bởi việc nôn trớ thường xuyên có thể khiến trẻ bị mất nước.

– Trẻ bị viêm họng, nôn trớ nhiều sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn. Do đó, mẹ cần kiên trì, động viên trẻ uống từng thìa nước canh, cháo loãng… Điều này để đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

<yoastmark class=

3. Kết luận

Viêm họng ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp. Bệnh hoàn toàn có thể tự hết nếu cha mẹ chăm sóc và có phương pháp điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu cha mẹ chủ quan, xem nhẹ bệnh, khiến bệnh diễn ra dai dẳng. Bệnh không khỏi dứt điểm có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Vì thế, mẹ hãy ghi nhớ những cách chữa viêm họng cho trẻ trên đây để sử dụng kịp thời trong thời gian chờ đưa trẻ tới bác sĩ. Lưu ý, các cách trên đây chỉ để tham khảo. Nếu thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần đưa trẻ tới viện sớm nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital