Thuốc cảm cúm trẻ em 2 tháng tuổi được dùng cho trẻ như thế nào? Liệu chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh có đơn giản hơn so với trẻ đã lớn và người trường thành? Trẻ bị cảm cúm trong giai đoạn này có nguy hiểm không? Cha mẹ hãy cùng khám phá những điều này trong bài viết dưới đây cùng TCI
Menu xem nhanh:
1. Cảm cúm ở trẻ 2 tuổi và những vấn đề chung
Cảm cúm là một trong những bệnh cấp tính phổ biến nhất trong đời sống. Bệnh được hình thành từ virus cúm và có tốc độ lây lan nhanh qua đường hô hấp, xảy ra ở mọi độ tuổi và đối tượng. Ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ 2 tháng tuổi, bệnh có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác và có thể diễn tiến nặng kèm theo nguy cơ hàng loạt những biến chứng nguy hiểm.
1.1. Cách nhận biết
Trẻ cảm cúm có thể bị nhận nhầm với bệnh cảm lạnh và khiến cha mẹ chủ quan cũng như thực hiện sai trong điều trị.
Thông thường, virus cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ ủ bệnh trong khoảng 2 ngày. Sau đó, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng cảm cúm như:
– Sốt cao. Trẻ 2 tháng tuổi có thể sốt đến 39, 40 độ
– Ho nhiều
– Sổ mũi, chảy dịch mũi
– Nheo nhức mắt khi thấy ánh sáng
– Khó chịu
– Mệt mỏi
– Suy nhược
– Ăn kém, không muốn bú mẹ
– Ngủ kém
– Quấy khóc
– Một số trẻ 2 tháng tuổi cảm cúm có thể kèm tình trạng nôn trớ, tiêu chảy,…
1.2. Đưa trẻ 2 tháng tuổi đến viện nhanh nếu cúm có biểu hiện:
– Quấy khóc suốt ngày
– Mặt/môi tái xanh
– Từng bị hen suyễn và tình trạng nặng hơn.
– Thở gấp, thở khó.
– Sốt năng trên 38 độ.
– Sốt không dứt
– Co giật
– Mê man, không tỉnh táo.
– Nôn trớ
1.3. Nguy biến
Cảm cúm là bệnh lành tính với nhiều người, nhưng với trẻ 2 tháng tuổi là độ tuổi sơ sinh, trẻ vẫn chưa hoàn thiện hệ miễn dịch. Vì thế, hệ lụy của cảm cúm với trẻ 2 tháng tuổi vẫn rất đáng lo ngại. Trẻ có thể gặp các vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp (bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, hen phế quản,…); bệnh lý viêm nhiễm ngoài hô hấp ( bệnh viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, thậm chí là tử vong với bệnh nhi có bệnh lý bẩm sinh); suy hô hấp; bệnh liên quan đến thần kinh (viêm màng não, viêm tủy, liệt thần kinh sọ não,…); hội chứng Reye (gây sưng tấy gan và não) với nguy cơ tử vong cao.
Nhìn chung, trẻ 2 tuổi hay bất cứ bệnh nhân nào bị cúm có thể không tử vong vì bệnh, nhưng có thể không qua khỏi vì những biến chứng của nó. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh nói chung cũng như trẻ 2 tháng tuổi nói riêng, hệ miễn dịch còn non yếu nên càng có nhiều nguy cơ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, các vấn đề cuộc sống tương lai và thậm chí là tính mạng.
2. Cần làm gì khi trẻ bị cúm? Thuốc cho trẻ 2 tháng tuổi bị cúm như thế nào?
2.1. Thuốc cho trẻ sơ sinh bị cúm
Nếu trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý, cha mẹ nên sớm đưa có đi khám để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị đúng cách, nhanh chóng, kiểm soát biến chứng. Đặc biệt, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc trị cúm hay các kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp bác sĩ chẩn đoán trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm, trẻ có thể được kê thuốc kháng virus hoặc các điều trị triệu chứng tương ứng.
Thuốc kháng virus giúp tiêu diệt virus gây bệnh, đồng thời, làm bệnh cảm cúm của bé cũng nhẹ nhàng hơn và bé cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc kháng virus với cúm được đánh giá là có hiệu quả tốt nhất khi sử dụng trong 24h đầu kể từ khi trẻ bắt đầu có những triệu chứng của bệnh cúm. Tuy nhiên, trong thời gian dùng thuốc, cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ với tình trạng của trẻ.
Ba loại thuốc kháng virus được các cơ quan y tế chấp nhật trong điều trị cúm trẻ em bao gồm: Oseltamivir (Tamiflu – dành cho trẻ dưới 2 tuần); zanamivir (Relenza – dành cho trẻ ít nhất 5 tuổi) và Peramivir (Rapivab – dành cho trẻ em ít nhất 2 tuổi. Với trẻ 2 tháng tuổi, bác sĩ có thể chỉ định Tamiflu với dạng viên nang hoặc lỏng để cho bé sử dụng phù hợp.
2.2. Điều trị tại nhà cho trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ áp dụng những biện pháp sau để có thể loại bỏ cảm cúm phù hợp với đội tuổi của bé:
– Cho con bú sữa mẹ nhiều và uống nhiều nước để tăng cường hệ miễn dịch
– Để trẻ dễ hô hấp hơn, cha mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm để giúp đường thở thông thoáng, giảm dịch nhầy.
– Hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng khăn ấm chườm đầu, nách, háng cũng như toàn thân cho bé.
– Cho bé ngủ nhiều để lấy sức tốt hơn.
– Dùng nước muối sinh lý để giúp dịch nhầy mũi trong mũi trẻ lỏng ra và dễ thở hơn.
– Tăng đề kháng cho trẻ bằng một số hoạt động như tắm nắng cho trẻ, vận động vừa phải cho trẻ.
– Cho trẻ mặc quần áo phù hợp, thoáng để tránh hiện tượng mồ hôi bí không thoát ra được, cũng như trường hợp trẻ lạnh thất thường.
– Tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, tránh tù tối, ẩm thấp cho trẻ.
– Giữa vệ sinh cho trẻ, thu dọn sạch sẽ khu vực xung quanh nơi trẻ ở. Rửa tay khi thay tã cho bé (trước và sau khi thực hiện điều này).
– Hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với người khác, nhất là những đối tượng nghi ngờ cảm cúm.
Bên cạnh việc tìm hiểu về thuốc cảm cúm trẻ em 2 tháng tuổi, cha mẹ cũng cần chú ý những hình thức phòng tránh cảm cúm cho trẻ: vệ sinh tay trước khi tiếp xúc với trẻ, hạn chế việc hôn trẻ, nhất là với người không phải trong gia đình, xây dựng môi trường sống trong lành cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ nên nhớ, cảm cúm có thể để lại những biến chứng lâu dài với trẻ. Vì thế, cần sớm nhận biết, phát hiện bệnh đúng lúc, đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời để bảo vệ con trẻ toàn diện nhất trước bệnh lý này.