Xử trí nhanh trẻ 6 tháng tuổi bị cảm cúm

Tham vấn bác sĩ

Trẻ 6 tháng tuổi bị cảm cúm là bệnh thường gặp. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh cúm của bé có thể biến chứng thành viêm phế quản, viêm phổi… Điều này không chỉ kéo dài thời gian điều trị mà còn có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

1. Vì sao trẻ 6 tháng tuổi bị cảm cúm

Cảm cúm ở trẻ là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp do virus cúm gây ra. Trẻ nhỏ có thể mắc cảm cúm vào bất kể thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, bệnh cúm dễ bùng phát, lây lan mạnh và tấn công trẻ từ tháng 11 – tháng 4 năm sau.

Xử trí nhanh trẻ 6 tháng tuổi bị cảm cúm-1

Trẻ 6 tháng mắc cảm cúm do bị lây nhiễm virus cúm

Về cơ bản, bệnh cảm cúm sẽ lây truyền từ người qua người. Trẻ 6 tháng tuổi dễ bị lây nhiễm virus cảm cúm thông qua 3 con đường sau:

– Lây virus cảm cúm thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Điều này có thể xảy ra khi bé 6 tháng đứng gần lúc người bệnh đang nói chuyện, ho, hắt hơi…

– Lây virus cảm cúm thông qua tiếp xúc với bề mặt của các đồ vật đã dính giọt bắn có chứa virus từ người mắc bệnh. Điều này xảy ra khi trẻ chơi đùa, chạm tay vào đồ vật có dính giọt bắn chứa virus cúm rồi sau đó lại đưa tay lên mũi miệng của mình.

– Lây virus còn tồn tại trong không khí, điều này ít gặp hơn 2 trường hợp trên.

2. Biểu hiện cho thấy bé 6 tháng tuổi đã mắc cảm cúm

Trẻ 6 tháng tuổi khi mắc cảm cúm sẽ dần xuất hiện những triệu chứng cụ thể và rõ ràng. Các bố mẹ có thể dựa vào những triệu chứng sau để sớm phát hiện con có thể đã mắc cảm cúm:

– Trẻ có thể bị sốt với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khi nhiệt độ cơ thể bé vượt quá 39 độ và kéo dài trong một thời gian dài, cảm cúm có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn.

– Bé khi bị cảm cúm có thể xuất hiện tình trạng run và cảm giác lạnh toàn thân.

– Mặc dù cảm cúm và cảm lạnh đều có thể gây ho cho trẻ, nhưng nếu thời gian ho kéo dài hơn 2 tuần, khả năng trẻ bị cảm cúm cao hơn. Đây là lúc cha mẹ cần can thiệp đúng cách và nhanh chóng hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị bởi các chuyên gia y tế.

– Trẻ bị sung huyết mũi, tức là sổ mũi, nghẹt mũi, dịch mũi có màu vàng hoặc xanh. Biểu hiện này có thể làm bé cảm thấy khó chịu, tiếng thở của trẻ cũng có thể thay đổi một chút.

– Trẻ 6 tháng mắc cảm cúm cũng có thể bị nôn mửa, tiêu chảy, từ chối bú, mất nước… khi mắc cảm cúm.

3. Hướng dẫn xử trí bé 6 tháng tuổi mắc cảm cúm an toàn, hiệu quả

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi mắc cảm cúm, bố mẹ cần có cách xử trí đúng đắn để bệnh của con mau khỏi, không biến chứng nặng thêm.

3.1. Cho bé đi khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện mắc cảm cúm

Hiện nay, bệnh cảm cúm ở cả trẻ em và người lớn chưa có thuốc đặc trị. Phác đồ điều trị cảm cúm cho bé sẽ hướng đến trị các triệu chứng bé gặp phải để bé dần khỏi bệnh.

Nhiều bố mẹ chủ quan cảm cúm ở trẻ là bệnh đơn giản, có thể tự mua thuốc điều trị là xong. Tuy nhiên, điều này không đúng, nhất là với trẻ 6 tháng tuổi. Bởi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các bé dưới 6 tuổi không nên sử dụng thuốc mà không có kê đơn của bác sĩ. Điều này sẽ không đảm bảo an toàn trong điều trị bệnh cho trẻ.

Do đó, khi phát hiện trẻ 6 tháng tuổi xuất hiện triệu chứng nghi mắc cảm cúm, bố mẹ nên cho con đi khám bác sĩ. Sau khi chẩn đoán xác định bệnh, tình trạng bệnh, bé sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu.

Cho bé đi khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện mắc cảm cúm

Cho bé đi khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện mắc cảm cúm

3.2. Cho bé uống thuốc cảm cúm đúng chỉ định của bác sĩ

Sau khi đã đi khám và được chỉ định phác đồ điều trị bệnh cảm cúm, bố mẹ cần đảm bảo cho con uống thuốc đúng chỉ định từ bác sĩ. Theo đó, bé mắc cảm cúm cần được uống đúng liều, đủ thời gian.

Nhiều bố mẹ có tâm lý cho con dừng thuốc khi các triệu chứng của bệnh đã giảm hẳn. Tuy nhiên, điều này khiến bệnh của trẻ không khỏi hẳn, dễ tái lại, thậm chí tái lại với mức độ nặng hơn.

3.3. Đảm bảo cho bé cảm cúm được ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Trẻ 6 tháng tuổi bị cảm cúm nếu đang bú hoàn toàn sữa mẹ thì mẹ nên tăng cữ bú lên. Mục đích là để bé được bù nước, tăng cường chất dinh dưỡng và cả kháng thể có trong sữa mẹ để chống lại bệnh.

Bé mắc cảm cúm nên được bú mẹ nhiều hơn để tăng sức đề kháng, sớm khỏe lại

Bé mắc cảm cúm nên được bú mẹ nhiều hơn để tăng sức đề kháng, sớm khỏe lại

Nếu bé 6 tháng tuổi đã ăn dặm, mẹ cũng nên cho bé bú nhiều lên bằng cách tăng cữ bú. Các bữa ăn dặm của bé nên được chế biến dạng lỏng với đủ 4 nhóm chất là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Khi trẻ mắc cảm cúm, cơ thể của bé thường trở nên rất mệt mỏi và dễ cảm thấy đau nhức. Do đó, mẹ nên đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi trong một môi trường thoải mái và mát mẻ. Cần chú ý giữ cho không gian xung quanh bé luôn sạch sẽ và tránh tình trạng độ ẩm cao, vì điều này có thể làm tổn thương tình trạng sức khỏe của bé. Việc hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người cũng rất quan trọng, bởi vì có thể gây lây lan bệnh cho người khác.

Trẻ 6 tháng tuổi vẫn chưa đủ khả năng tự hỉ mũi, vì vậy mẹ cần phải hỗ trợ bé trong việc này để bé có thể hít thở dễ dàng hơn. Bố mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé, hoặc sử dụng các dụng cụ hút mũi chuyên dụng.

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý không nên hút mũi cho bé quá 1 lần trong một ngày và không nên sử dụng dụng cụ hút mũi liên tục trong vòng 4 ngày liền. Lý do là vì điều này có thể làm khô mũi của bé và khiến tình trạng bệnh của bé trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi bị cảm cúm tại nhà, nếu bé xuất hiện bất kì biểu hiện bất thường nào như: khó thở, thở gấp, tím tái… bố mẹ đừng chủ quan. Bố mẹ hãy đưa con tới ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm hỗ trợ kịp thời, ngừa tối đa biến chứng có thể xảy ra với bé nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital