Ung thư phổi mỗi giai đoạn khác nhau có mức độ biểu hiện khác nhau, trong đó khó thở, thở khò khè kéo dài là một trong những triệu chứng ung thư phổi thường gặp.
Đừng bỏ qua triệu chứng khó thở, thở khò khè kéo dài
Khó thở, thở khò khè kéo dài có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu xuất phát từ các bệnh phổi trong đó có ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu cho biết có đến khoảng 90% bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện khó thở. Tình trạng khó thở ở bệnh nhân ung thư phổi ngày càng tăng dần, khiến người bệnh có cảm giác như bị bó chặt ở ngực. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do tràn dịch màng phổi. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể bị xẹp phổi, khiến việc hô hấp càng trở nên khó khăn hơn.
Không chỉ bị khó thở, bệnh nhân ung thư phổi còn có biểu hiện bị thở khò khè, thở rít có thể phát ra tiếng. Ngoài ung thư phổi, thở khò khè cũng có thể là triệu chứng liên quan đến bệnh hen suyễn, dị ứng. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bất thường này, bạn không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán bệnh kịp thời.
Các dấu hiệu khác cảnh báo bệnh ung thư phổi
Ngoài biểu hiện khó thở, thở khò khè kéo dài, bệnh nhân ung thư phổi còn có thể gặp một số triệu chứng khác như:
- Ho kéo dài: là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi. Ho kéo dài có thể do cảm lạnh, cúm nhưng nếu ho kéo dài không phải do các bệnh lý thông thường, dùng thuốc không khỏi và kéo dài trên 3 tuần thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi.
- Ho ra máu: tình trạng ho ra máu thường nặng hơn ở những người hút thuốc lá
- Đau tức ngực: xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là khi người bệnh ho nhiều
- Đau xương: xảy ra khi ung thư phổi tiến triển lan đến xương gây đau đớn cho người bệnh và tăng nguy cơ gãy xương đặc biệt là xương cánh tay, cẳng chân, cột sống…
- Thường xuyên bị nhiễm trùng ngực như viêm phổi, viêm phế quản…
- Sút cân đột ngột, chán ăn…
Chẩn đoán ung thư phổi như thế nào?
Để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư phổi, bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như:
- X quang phổi: x quang phổi thường là phương pháp được chỉ định trước tiên khi có bất thường nào ở phổi
- CT scan lồng ngực: phát hiện những bất thường nhỏ ở phổi mà chụp X quang có thể bỏ sót. Đây cũng là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn ung thư xâm lấn. Hình ảnh khối u qua chụp CT có hình cầu hay hình bầu dục, bờ phẳng hay không đều, nhiều cung. Khi bơm thuốc cản quang, khối u tăng quang cho độ chính xác lên tới 98%.
- Sinh thiết mô bất thường dưới hướng dẫn X quang hay CT
- MRI: đánh giá tình trạng ung thư xâm lấn vào các màng tim, tim và các mạch máu lớn.
- Xạ hình xương, CT sọ não: đánh giá di căn xa.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi của Việt Nam và Quốc tế để khám chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư phổi.
Ung thư phổi là bệnh cực kì nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Vì các triệu chứng bệnh, trong đó có cả tình trạng khó thở, thở khò khè kéo dài thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn nên khám sức khỏe, tầm soát ung thư phổi định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích.
Để đăng kí khám điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.