Các nguyên nhân gây đau ngực phải khó thở

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Văn Khuê

Bác sĩ Nội Khoa

Tình trạng đau ngực phải khó thở rất phổ biến trong cuộc sống. Mức độ đau ngực, khó thở có thể khác nhau ở mỗi người nhưng đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể mà người bệnh không nên chủ quan. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây đau ngực phải kèm khó thở và cách chẩn đoán qua bài viết sau đây. 

1. Nguyên nhân gây đau ngực phải khó thở

1.1 Viêm tim

Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim là 2 loại viêm ở tim có thể gây đau ngực. Cả hai tình trạng này thường do một loại nhiễm trùng gây ra, có thể dẫn đến đau ngực từ nhẹ đến nặng. Cảm giác khó chịu ở ngực trong các trường hợp viêm màng ngoài tim có thể dữ dội đến mức bạn có cảm giác như đang bị đau tim. 

1.2 Tăng áp động mạch phổi có thể là nguyên nhân gây đau ngực phải khó thở

Tăng áp động mạch phổi là tình trạng huyết áp trong hệ thống tim, phổi tăng cao. Điều này có thể khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn, từ đó dẫn đến tình trạng đau ngực kèm khó thở. Cụ thể các triệu chứng của bệnh này bao gồm:

– Khó thở khi hoạt động nhiều và thường xuyên

– Cảm thấy nhẹ đầu khi hoạt động thể chất

– Mệt mỏi hơn bình thường, thậm chí ngất xỉu

– Đau bụng ở phía trên bên phải

– Chán ăn

– Sưng ở mắt cá chân hoặc chân

– Môi, da xanh tái

Đau ngực phải khó thở cảnh báo bệnh gì?

Người bệnh bị viêm cơ tim có thể bị đau ngực bên phải kèm khó thở.

1.3 Căng thẳng hoặc lo lắng

Một số rối loạn lo âu hay căng thẳng cực đoan có thể khiến người bệnh có cảm giác giống với một cơn đau tim. Khi đó bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau ngực, hụt hơi khi thở, tim đập nhanh, chóng mặt, tê tay, run sợ, ngất. 

Tình trạng đau ngực trong cơn hoảng loạn có thể xảy ra vì khi bạn thở gấp, các cơ thành ngực sẽ bị co thắt. Đau ngực, khó thở do lo lắng hoặc căng thẳng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên ngực. 

1.4 Căng cơ gây đau ngực phải khó thở

Căng cơ là vấn đề thường gặp sau chấn thương hoặc hoạt động quá sức như sơn trần nhà, chặt gỗ. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau ở ngực. 

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ dùng thuốc giảm đau không kê đơn và nghỉ ngơi để giảm bớt các triệu chứng.

1.5 Chấn thương ngực

Khi bị chấn thương gián tiếp hoặc chịu một cú đánh trực tiếp vào ngực, cơ ngực có thể bị rách, gây ra tình trạng đau. Các triệu chứng của chấn thương ngực gồm: Đau ngực khi ho, hắt hơi hoặc cười, hụt hơi, bầm tím, sưng tấy…

1.6 Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày xảy ra khi axit trong dạ dày chảy ngược trở lại đường ống dẫn thức ăn hoặc thực quản, gây ra các biểu hiện như: ợ nóng, ợ hơi, đau bụng. Sau khi ợ chua trong một cơn trào ngược, bạn cũng có thể cảm thấy đau ngực. Cụ thể là cảm giác nóng trong cổ họng, khó nuốt giống như thức ăn bị mắc kẹt ở giữa họng hoặc ngực. Mặc dù chứng tình trạng khó tiêu thường không gây đau ngực, nhưng có thể xảy ra cùng với chứng ợ nóng, là tiền đề cho những cơn đau ngực. 

1.7 Viêm xương ức

Đau ngực là một trong những triệu chứng quan trọng nhận diện viêm xương ức – tình trạng sụn khung xương sườn bị viêm. Cơn đau thường xảy ra ở bên trái của ngực nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra ở bên phải.

1.8 Viêm túi mật

Viêm túi mật là bệnh lý xảy ra khi có mật tích tụ trong túi mật. Khi túi mật bị viêm, bạn có thể cảm thấy đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải, sau đó lan sang các cơ quan nằm ở bên phải, trong đó có ngực. Ngoài đau bụng, đau ngực, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, sốt, đổ mồ hôi, chán ăn.

1.9 Viêm tụy

Đau ngực không phải là một triệu chứng của bệnh viêm tụy, nhưng bệnh này có thể khiến bạn bị đau ở vùng bụng trên, lan ra sau lưng. Điều đó có thể làm tăng thêm cảm giác khó chịu ở ngực. Nếu cơn đau ngực xảy ra cùng tình trạng sốt, mạch nhanh, đau khi chạm vào bụng thì hãy cảnh giác với bệnh viêm tụy. 

1.10 Bệnh zona

Bệnh do vi rút varicella-zoster gây ra, không gây đau ngực, nhưng có thể gây ảnh hưởng tới tim, phổi tùy thuộc vào vị trí nhiễm virus. Nếu thấy tình trạng phát ban, đau đớn, ngứa ran hoặc tê, các vết phồng rộp chứa đầy chất lỏng nứt ra và đóng vảy thì rất có thể bạn đã mắc bệnh zona.

1.11 Viêm màng phổi

Viêm màng phổi là tình trạng màng lót bên trong khoang ngực bị viêm. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau ở hai bên ngực mỗi khi hít vào và thở ra. Một số trường hợp tình trạng đau có thể xảy ra ở vai và lưng. Cơn đau ngực thường tồi tệ hơn khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc cười. Người bệnh có thể cảm thấy hụt hơi nếu cố gắng giảm thiểu hơi thở vào và thở ra.

Nguyên nhân ngực phải bị đau kèm khó thở

Bệnh về phổi có thể là nguyên nhân gây khó thở, đau ngực

1.12 Viêm phổi

Viêm phổi sẽ khiến người bệnh bị ho, đôi khi có đờm. Điều này có thể gây đau hai bên ngực. Tình trạng đau ngực cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân thở. 

1.13 Tràn khí màng phổi

Đau ngực đột ngột là một trong những triệu chứng của tràn khí màng phổi hoặc xẹp phổi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bên phải hoặc bên trái của ngực và thường liên quan đến chấn thương. Các triệu chứng khác của bệnh gồm: hụt hơi, nhịp tim nhanh, ho, mệt mỏi…

2. Cách chẩn đoán các cơn khó thở, đau ngực phải

Có thể thấy, nguyên nhân gây ra đau ngực bên phải, khó thở rất đa dạng. Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác căn nguyên và đưa ra phương án điều trị phù hợp. 

Khi thấy các dấu hiệu bất thường kể trên, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được khám với bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng như:

Xét nghiệm máu

– Điện tim 

Siêu âm tim 

– Chụp X-quang tim phổi

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cộng hưởng từ tim (MRI tim)

Từ đó tìm rõ nguyên nhân và được tư vấn cách điều trị phù hợp. 

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau ngực bên phải, khó thở như thế nào?

Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hiện đại có thể giúp tìm nguyên nhân gây đau ngực bên phải, khó thở

Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn cảnh giác hơn với triệu chứng đau ngực phải khó thở. Khi gặp các triệu chứng bất thường và có nhu cầu thăm khám, bạn có thể tìm đến chuyên khoa Tim mạch để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital