Chlamydia là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến nhưng có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên với những trường hợp không được hỗ trợ điều trị, bệnh có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn, nghiêm trọng đến hệ sinh sản của phụ nữ, làm cho phụ nữ khó hoặc không thể mang thai về sau. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua một số câu hỏi khái quát dưới đây.
Menu xem nhanh:
Chlamydia là gì?
Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến (STD) có thể gây vô sinh nếu không được hỗ trợ điều trị. Bệnh hình thành do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Các triệu chứng của bệnh nhiễm chlamydia là rất hiếm và hầu hết mọi người không biết họ có chlamydia cho tới khi thực hiện các xét nghiệm liên quan.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh Chlamydia?
Nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên cùng với các hành vi quan hệ tình dục nguy hiểm. Bé gái vị thành niên và phụ nữ trẻ quan hệ tình dục là những đối tượng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do độ mở cổ tử cung chưa phát triển hoàn thiện. Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tình dục (STI) khác như lậu và giang mai.
Triệu chứng của bệnh Chlamydia là gì?
Thông thường Chlamydia không có triệu chứng. Tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh Chlamydia mà chúng ta cần lưu ý.
Ở phụ nữ, các triệu chứng cảu bệnh Chlamydia có thể là:
- Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
- Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp
- Đau bụng
- Đau khi giao hợp
- Sốt nhẹ
- Đi tiểu đau
- Muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường
- Viêm cổ tử cung
- Âm đạo tiết dịch bất thường
Ở nam giới, các triệu chứng của bệnh Chlamydia có thể là:
- Có mủ, dịch bất thường từ dương vật
- Đau, rát khi đi tiểu
Những triệu chứng này rất giống triệu chứng của bệnh lậu. Ở phụ nữ và nam giới, Chlamydia có thể ảnh hưởng trực tràng gây ngứa, chảy máu, chảy dịch nhầy, và tiêu chảy. Nó cũng có thể gây mẩn đỏ, ngứa và mắt đổ ghèn nếu bị nhiễm.
Bệnh Chlamydia lây truyền như thế nào?
Chlamydia được truyền từ người này sang người khác trong khi quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hay miệng. Bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Bệnh Chlamydia có nguy hiểm không?
Nếu không được hỗ trợ điều trị, Chlamydia là một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Ở phụ nữ, nhiễm Chlamydia thường bắt đầu ở cổ tử cung. Nếu không có biện pháp xử lý, vi khuẩn có thể lan lên ống dẫn trứng hoặc buồng trứng và gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). Viêm vùng chậu có thể gây vô sinh do sẹo và làm nghẽn các ống dẫn trứng. Phần ống dẫn trứng bị chặn có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung bằng cách ngăn cản trứng đã thụ tinh vào tử cung. Thai ngoài tử cung là một tình trạng đe dọa tính mạng và đòi hỏi phải phẫu thuật.
Các triệu chứng của viêm vùng chậu là:
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài lâu hơn, nặng hơn.
- Co thắt nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Âm đạo tiết dịch nhầy bất thường.
- Đau ở vùng bụng dưới
- Mệt mỏi, suy nhược
- Sốt
- Nôn
- Đau khi giao hợp qua âm đạo.
Chlamydia cũng có thể gây vô sinh ở nam giới. Vi khuẩn lây lan từ niệu đạo đến tinh hoàn gây ra một tình trạng gọi là viêm mào tinh hoàn. Nếu không hỗ trợ điều trị, viêm mào tinh hoàn gây vô sinh. Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn bao gồm:
- Sốt
- Đau và sưng ở bìu
Chlamydia cũng có thể gây ra hội chứng Reiter-thường ở nam giới trẻ. Các triệu chứng bao gồm:
- Nhiễm trùng mắt
- Viêm niệu đạo
- Viêm khớp.
Bệnh Chlamydia ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Ở phụ nữ mang thai, có bằng chứng rằng chlamydia không được hỗ trợ điều trị có thể dẫn đến sinh non. Những em bé được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm chlamydia cũng sẽ mắc bệnh. Chlamydia là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm phổi và viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ở trẻ sơ sinh.
Bệnh Chlamydia được hỗ trợ điều trị như thế nào?
Người bệnh Chlamydia có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị căn bệnh này là Doxycycline, Tetracycline và Zithromax® . Erythromycin thường được chỉ định cho phụ nữ mang thai và những người không sử dụng được Tetracycline.
Erythromycin cũng được dùng để hỗ trợ điều trị cho những trẻ bị nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi do Chlamydia.
Với những người đang hỗ trợ điều trị bệnh Chlamydia cũng như các bệnh xã hội khác cần ghi nhớ:
Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngừng sử dụng thuốc, vì mặc dù có thể các triệu chứng đã biến mất nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể.
Cần tới bệnh viện để kiểm tra thường xuyên, đảm bảo chắc chắn đã loại khỏ trước khi tiếp tục quan hệ tình dục.
“Đối tác” cũng cần được hỗ trợ điều trị tại cùng một thời điểm, tránh không tái lây nhiễm lẫn nhau.