Hiện vẫn có nhiều suy nghĩ lầm tưởng phụ nữ trưởng thành, hay người từng quan hệ mới mắc bệnh phụ khoa và trẻ nhỏ không có khả năng nhiễm bệnh. Vệ sinh vùng kín không được quan tâm và chú trọng thì trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh ở bộ phận sinh dục. Vậy cha mẹ nên khám phụ khoa cho bé gái khi nào và nên lưu ý những gì?
Menu xem nhanh:
1. Nên khám phụ khoa cho bé gái khi nào?
Ở nữ giới, do vùng kín có cấu tạo mở và âm đạo nằm rất gần hậu môn nên dễ bị mắc bệnh phụ khoa. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành mà còn ảnh hưởng tới các bé gái đang trong tuổi dậy thì. Trẻ nhỏ thường mắc một số bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm nấm phụ khoa…
– Viêm phụ khóa gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng sinh lý và sinh sản của phụ nữ.
– Tác nhân chủ yếu gây ra bệnh lý viêm nhiễm phụ khóa là các loại vi khuẩn, virus, nấm men…
– Viêm âm đạo là tình trạng niêm mạc âm đạo bị viêm nhiễm, kích thích dẫn đến tình trạng tiết dịch, ngứa ngáy và đau rát.
1.1. Nguyên nhân viêm âm đạo ở trẻ
– Lạm dụng dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa: Viêm âm đạo có thể gặp ở bé gái với mọi độ tuổi khác nhau. Trước tuổi dậy thì, niêm mạc vùng da và âm đạo rất mỏng. Xà phòng, chất tẩy rửa, nước giặt xả, quần áo chật là tác nhân gây bệnh có thể tập trung ở khu vực âm đạo, dẫn tới viêm âm đạo.Nguyên nhân chính gây nên viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ là do chế độ vệ sinh chưa được thực hiện đúng cách.
– Do cấu tạo sinh lý: hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều, thiếu các rào chắn giúp ngăn cản nhiễm trùng. Ngoài ra, âm đạo của các bé gái có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
Đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì, hiện tượng cơ thể thay đổi nội tiết tố mạnh cũng có thể là “thủ phạm” dẫn đến tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
1.2. Dấu hiệu viêm âm đạo mẹ nên lưu ý
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên thực hiện thăm khám phụ khoa cho bé gái sớm để chẩn đoán đúng bệnh và có hướng điều trị tích cực nhất. Cụ thể là những dấu hiệu sau:
– Bộ phận sinh dục ngứa ngáy, sưng tấy đỏ kéo dài.
– Trẻ có cảm giác đau rát khi đi tiểu
– Khí hư có màu trắng, xanh hoặc vàng kèm mùi hôi; huyết trắng ra nhiều bất thường.
– Đau bụng nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ nguyệt san không đều
Nếu không được phát hiện, điều trị sớm và đúng cách có khả năng lây lan đến các cơ quan khác như: buồng trứng, ống dẫn trứng… Không chỉ vậy, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, khiến trẻ ngại giao tiếp với mọi người vì tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Các bé gái thường có tâm lý e ngại và lo sợ khi gặp các vấn đề tại vùng kín. Do đó, cha mẹ nên phát hiện các triệu chứng bất thường ở bộ sinh dục của trẻ. Qua đó sẽ hỗ trợ tâm lý cho trẻ và trao đổi với trẻ về mối nguy hiểm của căn bệnh đối với sức khỏe. Đồng thời, giải thích rõ ràng cho trẻ những việc cần thiết của việc thăm khám để bé có tâm lý thoải mái và sẵn sàng hợp tác.
2. Quy trình thăm khám phụ khoa cho bé gái
Quy trình thăm khám phụ khoa cho bé gái thường khác nhiều so với phụ nữ trưởng thành. Do bé gái còn nhỏ, chưa quan hệ tình dục nên không thể thực hiện khám phụ khoa dụng cụ bằng siêu âm đầu dò hay khám sâu trong âm đạo. Do đó, bác sĩ chỉ khám vùng bụng, vùng ngực và những biểu hiện bên ngoài âm đạo. Dưới đây là quy trình thăm khám, phụ huynh có thể tham khảo trước khi cho bé đi khám:
– Thăm khám lâm sàng: trước khi thăm khám cha mẹ thông báo tiền sử bệnh và các triệu chứng mà trẻ đang gặp trong thời gian gần đây.
– Tùy từng trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ dùng tay kiểm tra vùng ngực và vùng bụng của trẻ để xác định chính xác cơn đau.
– Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân và xác định rõ tình trạng sức khỏe của trẻ.
– Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng viêm nhiễm bên ngoài qua dấu hiệu bên ngoài như: khí hư, chất dịch, âm đọa đỏ và sưng tấy, từ đó sẽ đưa ra kết luận lâm sàng.
– Để có kết luận tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu như: xét nghiệm máu, siêu âm cổ tử cung… để tìm nguyên nhân và đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ.
3. Lưu ý khi cho trẻ đi khám phụ khoa
– Kinh nguyệt có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm và gây khó khăn trong việc theo dõi bộ phận sinh dục. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám khi trẻ đã hết sạch kinh hoặc sau kỳ nguyệt san ít nhất 3 ngày.
– Trước khi khám, không cho trẻ uống nước ngọt, cà phê hay thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm này có thể khiến cho nhiệt độ của bộ phận sinh dục tăng cao và chất lượng dịch tiết âm đạo tăng làm ảnh hưởng tới chất lượng kết quả.
– Để giúp trẻ tránh lo sợ, giải tỏa tâm lý, cha mẹ nên chủ động trao đổi với bé về khám phụ khoa không đau đớn, rất nhanh chóng và nhẹ nhàng giúp bé có tâm lý ổn định hơn.
Hiện nay hệ thống y tế Thu Cúc được biết đến là địa chỉ thăm khám uy tín nhất tại Hà Nội. Với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, giúp cho quá trình thăm khám nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết và luôn tận tâm với từng người bệnh. Không gian thăm khám thân thiện, gần gũi tạo cảm giác thoải mái cho trẻ nhỏ.
Qua bài viết trên mong cha mẹ có thêm các kiến thức cần thiết trong việc ngăn ngừa và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Và cha mẹ lựa chọn được cơ sở thăm khám phù hợp nhất trong việc khám phụ khoa cho bé gái.