Giúp bạn hiểu rõ về xét nghiệm máu phát hiện ung thư sớm

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư sớm là vấn đề mà nhiều người dân đang quan tâm. Hiện nay, không ít người muốn phát hiện sớm bệnh ung thư ngay ở giai đoạn đầu để có cách điều trị kịp thời nhưng lại đang băn khoăn làm cách nào để thực hiện điều đó. Một số ý kiến cho rằng này cần đi xét nghiệm máu. Vậy thực chất, phương pháp này có giúp chúng ta phát hiện được 100% bản chất ung thư hay không?

1. Xét nghiệm máu phát hiện ung thư sớm và các vấn đề liên quan

1.1. Xét nghiệm máu phát hiện ung thư sớm có thể hiện 100% bản chất ung thư hay không?

Câu trả lời đó là xét nghiệm máu không có khả năng thể hiện được 100% bản chất ung thư. Bởi nó có thể cho kết quả dương tính giả do trong máu có những chất tương đồng với khối u. Để xác định có khối u ác tính hay không, thông thường bạn phải làm lại xét nghiệm sau một thời gian 3- 6 tháng…

Nếu có khối u ác tính thì những chỉ số này sẽ có sự tăng lên theo tỷ lệ kích thước của khối u. Khi các chỉ số xét nghiệm máu tăng lên, bác sĩ sẽ kết hợp với các chẩn đoán hình ảnh khác để xác định chính xác bệnh. Ví dụ bạn có thể được chỉ định chụp CT toàn thân, chụp hình cộng hưởng từ MRI toàn thân nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm. Nếu kết quả là dương tính giả, chỉ số sẽ tăng vọt lên rồi giảm xuống.

Điều đáng lo ngại nhất là hiện tượng âm tính giả, tức là lúc này người bệnh thực sự mắc ung thư nhưng kết quả xét nghiệm máu lại không phát hiện được. Ví dụ tình trạng ung thư gan không tiết AFP vào máu. Đây được xem là vấn đề nan giải bởi đôi khi bệnh nhân tưởng mình không mắc bệnh nhưng thật ra ung thư vẫn đang âm thầm phát triển.

xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư là gì

Khi các chỉ số xét nghiệm máu tăng lên, bác sĩ sẽ kết hợp với các chẩn đoán hình ảnh khác để xác định chính xác bệnh

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư còn được sử dụng để tiến hành theo dõi điều trị và đánh giá tiên lượng tình hình của bệnh nhân. Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm. Ví dụ trước mổ thì chỉ số là 100 đơn vị, ngay sau khi mổ sẽ giảm xuống còn vài chục thậm chí là 1-2 đơn vị. Tuy nhiên sau mổ một thời gian, xét nghiệm lại thì thấy chỉ số tăng cao, đây là báo hiệu có hiện tượng di căn. Nhưng giá trị của các chỉ số ung thư không phải chính xác tuyệt đối, do đó nó chưa thể giúp kết luận chính xác bạn có bi mắc ung thư hay không. Nếu xét nghiệm mà nhận thấy các dấu ấn ung thư tăng cao, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để chỉ định người bệnh làm thêm các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác.

1.2. Một số chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư sớm bạn nên biết khi đi tầm soát

– Chỉ số CEA tăng cao trong máu: Có thể người bệnh bị ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư vùng đầu cổ, phổi, dạ dày, gan, tụy, buồng trứng, cổ tử cung.

– Chỉ số AFP tăng cao: Có thể xuất hiện khi bị ung thư gan nguyên phát, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng.

– Chỉ số CA 125 tăng cao: Có thể xuất hiện trong bệnh ung thư buồng trứng. Ngoài ra còn có thể tăng trong ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tử cung và các ung thư ở đường tiêu hóa.

– CA 15-3 tăng cao: Có thể xuất hiện trong bệnh ung thư vú, đôi khi là trong ung thư phổi.

– Kháng nguyên PSA giúp hỗ trợ phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.

– CA 72-4 tăng cao: Có thể xuất hiện trong bệnh ung thư dạ dày, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng,.

Các chỉ số trong xét nghiệm máu tăng cao còn do rất nhiều nguyên nhân, bởi vậy để chẩn đoán chính xác bạn có bị mắc ung thư hay không thì cần làm kết hợp nhiều phương pháp khác như siêu âm, chụp CT, chụp MRI, nội soi, sinh thiết… (tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp).

tìm hiểu về xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư

Các chỉ số trong xét nghiệm máu tăng cao do rất nhiều nguyên nhân

2. Một số lưu ý khi tiến hành phương pháp xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là thủ tục kiểm tra khá phổ biến và thường được thực hiện khi đi tầm soát ung thư. Với kỹ thuật xét nghiệm máu hiện đại, bác sĩ sẽ chỉ cần lấy một lượng máu nhỏ để phân tích định lượng các chất có trong đó, vì thế việc lấy máu sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.

Một số ít trường hợp trong hoặc sau khi làm xét nghiệm sẽ cảm thấy bị chóng mặt, mệt mỏi, choáng nhẹ do hiện tượng thiếu máu cấp tính hoặc do tinh thần bị căng thẳng. Nếu gặp phải tình trạng này, hãy thông báo ngay với nhân viên y tế để họ biết và giúp bạn thấy thoải mái hơn.

Mũi tiêm để lấy máu xét nghiệm khá nhỏ, hơn nữa được vệ sinh vô trùng nên đảm bảo an toàn, do đó hầu hết không bị xảy ra tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy hoặc để lại sẹo. Sau khi lấy máu, do máu đông lại để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu nên nơi kim tiêm đâm vào tay sẽ có một vết bầm nhỏ. Vết bầm này cũng sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày.

làm rõ về xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư

Người đi tầm soát cần lưu ý một số vấn đề trước khi tiến hành xét nghiệm máu

Để tiến hành xét nghiệm máu nhanh chóng – chính xác, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín có đầy đủ máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại. Đặc biệt tay nghề của các bác sĩ rất quan trọng bởi họ sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý từ các chỉ số xét nghiệm có được và giúp đánh giá chính xác mức độ, tình trạng sức khỏe của bạn. Từ đó họ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital