Làm sao để phát hiện ung thư sớm để không phải hối hận?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư có thể tìm đến đe dọa tới sức khỏe của bạn bất cứ khi nào. Không phân biệt trẻ nhỏ hay người lớn, nam hay nữ. Đặc biệt, ung thư là căn bệnh nguy hiểm với khả năng ít gây ra triệu chứng sớm. Từ đó làm cho bạn dễ chủ quan, mơ hồ và nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Vậy phải làm sao để phát hiện ung thư sớm để không hối hận sau này.

1. Ung thư – Căn bệnh nguy hiểm có xu hướng gia tăng mạnh

Từ trước đến nay, Ung thư  được xem là “cơn ác mộng” đối với sức khỏe chúng ta. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới có xu hướng gia tăng. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong 185 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình ung thư, Việt Nam xếp thứ 91 tỷ suất mắc mới và thứ 50 tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Trong khi đó thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185.

tình trạng ung thư ở Việt Nam

Ung thư ngày càng gia tăng nhanh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, 5 “hung thần” ung thư phổ biến nhất hiện nay gồm

Ung thư gan chiếm 14,5%

Ung thư phổi chiếm 14,4%

Ung thư vú chiếm 11,8%

– Ung thư đường tiêu hóa chiếm 9,8%

Ung thư trực tràng chiếm 5,1%

Trong đó, nam giới có nguy cơ cao phải đối mặt với ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, đại trực tràng và tiền liệt tuyến. Còn nữ giới thì dễ mắc phải ung thư vú, ung thư phổi, đại trực tràng, dạ dày và ung thư gan.

2. Làm sao để phát hiện ung thư sớm

2.1. Không chủ quan với dấu hiệu nhỏ

Ung thư được đánh giá là căn bệnh không nên xem nhẹ, chủ quan. Phần lớn các trường hợp đều phát hiện phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, dẫn đến điều trị khó khăn và tỷ lệ sống sót thấp. Nguyên nhân chính là do:

– Các triệu chứng ung thư thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu

– Chủ quan với cá biểu hiện nhẹ, mơ hồ và nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường

– Có tâm lý sợ phát hiện ra bệnh nên trì hoãn thăm khám

dấu hiệu ung thư giai đoạn đầu

Triệu chứng ung thư giai đoạn đầu khá mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn, thậm chí nhiều trường hợp không có triệu chứng

Lúc này sẽ nảy sinh thắc mắc “làm sao để phát hiện ung thư sớm?” – Bạn cần nâng cao cảnh giác ngay từ những dấu hiệu nhỏ, nghi ngờ nếu đó là biểu hiện bất thường trong cơ thể. Với mỗi dạng ung thư sẽ có những triệu chứng sớm của bệnh để bạn theo dõi đó là:

– Ung thư gan: đau bụng ở vùng hạ sườn phải, vàng mắt và da, nhanh no kèm chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân,…

– Ung thư phổi: ho nhiều kèm khan tiếng, khó thở, tức ngực, sờ thấy hạch ở cổ, đau tay – vai và các ngón tay,…

– Ung thư vú: sờ thấy khối u, tấy đỏ đầu núm vú, chảy dịch núm vú, co rút núm vú, sưng hoặc có khối u ở nách,…

– Ung thư đường tiêu hóa: trướng bụng – đầy hơi, khó nuốt, hơi thở có mùi, thay đổi thói quen đại tiện, đại tiện ra máu,….

– Ung thư trực tràng: đau bụng, thường xuyên tiêu chảy, giảm cân bất thường, mệt mỏi và suy nhược,…

2.2. Chủ động tầm soát ung thư sớm – Lời giải cho vấn đề làm sao để phát hiện ung thư sớm

Tầm soát ung thư sớm có vai trò quan trọng trong ngăn chặn ung thư ghé thăm. Hơn nữa, nếu có phát hiện dấu hiệu cảnh báo ung thư thì cũng sẽ hỗ trợ điều trị hiệu quả và tiết kiệm về chi phí, thời gian.

Nếu chỉ dựa vào khi có các triệu chứng mới đi khám thì không đủ. Bởi ung thư âm thầm tiến triển ngay cả khi không gây bất cứ triệu chứng gì. Do đó, bạn cần chủ động sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt, thậm chí cả khi cơ thể đang khỏe mạnh. Việc tầm soát ung thư sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời:

– Phát hiện ra mầm mống ung thư, thậm chí là những khối u khi còn rất nhỏ

– Tăng tỷ lệ điều trị hiệu quả, triệt để và khả năng sống của người bệnh

– Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị gấp nhiều lần so với phát hiện ở giai đoạn muộn

– Đánh giá tổng quát sức khỏe

– Nhận tư vấn cách chăm sóc sức khỏe khoa học, những lưu ý trong việc ngăn ngừa ung thư tìm đến

– Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, an tâm làm việc và sinh hoạt.

làm sao để phát hiện ung thư sớm

Chủ động sàng lọc ung thư là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của mình

Thông thường, việc tầm soát ung thư sẽ trải qua 3 danh mục khám chính gồm:

– Khám lâm sàng

– Làm các xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chỉ điểm khối u

– Thực hiện chẩn đoán hình ảnh – thăm dò chức năng cần thiết

3. Nguy hiểm khôn lường nếu “xem nhẹ” ung thư

Hiện nay, không ít người vướng phải những hiểu lầm ban đầu về tầm soát ung thư:

– Chỉ thực hiện tầm soát khi có dấu hiệu nặng

– Không mang lại ý nghĩa gì

– Vừa tốn thời gian, vừa tốn chi phí

3 hiểu lầm này khiến cho ung thư càng có “cơ hội” tiến triển âm thầm và đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Kết quả là nhiều trường hợp bàng hoàng nhận ra mình đã mắc ung thư ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống không cao và phải đối mặt với việc điều trị vô cùng mệt mỏi.

phát hiện ung thư sớm có chữa được không

Xem nhẹ những dấu hiệu ban đầu có thể gặp nhiều hệ lụy nguy hiểm

Có thể thấy, lưu tâm tới những dấu hiệu nhỏ và chủ động tầm soát sức khỏe là câu trả lời cho việc phát hiện ung thư sớm. Không những thế, việc tầm soát ung thư cần được duy trì 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời những dấu hiệu bất thường nảy sinh nếu có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital