Cảm lạnh là bệnh lý viêm đường hô hấp phát sinh do virus, phổ biến ở trẻ nhỏ. Cảm lạnh thường lành tính nhưng luôn đi kèm nhiều triệu chứng khó chịu. Vậy trẻ cảm lạnh uống thuốc gì cho nhanh chóng được “thoát ly” khỏi những triệu chứng khó chịu đó. Nếu đây là vấn đề bố mẹ băn khoăn, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Cảm lạnh phát sinh do virus
Như đã chia sẻ phía trên, nguyên nhân phát sinh cảm lạnh là virus. Ở đây, chủ yếu là Rhinovirus. Cảm lạnh có thể lây từ người sang người, nếu có sự tồn tại của giọt bắn đường hô hấp (dịch mũi, dịch họng) chứa virus. Cụ thể, thông qua giọt bắn đường hô hấp, có hai phương thức để cảm lạnh phát tán là:
– Trực tiếp: Mắt, mũi, miệng trẻ trực tiếp dính giọt bắn đường hô hấp chứa virus. Từ đó, virus xâm nhập cơ thể trẻ và làm trẻ bị cảm lạnh.
– Gián tiếp: Trẻ tiếp xúc với đồ đạc dính giọt bắn đường hô hấp chứa virus rồi sờ/chạm tay lên mắt, mũi, miệng. Từ đó, điều tương tự như trên cũng xảy ra.
Không khí hanh khô của hai mùa – thu và đông có thể làm suy giảm khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm của niêm mạc đường hô hấp. Chính vì vậy, cảm lạnh thường xuất hiện vào hai mùa này. Ngoài ra, cảm lạnh cũng có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu, do ở những trẻ này, khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm của niêm mạc đường hô hấp cũng không mạnh.
2. Triệu chứng cảm lạnh tương đối giống triệu chứng viêm họng, viêm mũi,…
Dấu hiệu nhận biết cảm lạnh thường xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi trẻ tiếp xúc với virus gây cảm lạnh. Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy của bệnh lý viêm đường hô hấp này:
– Chảy mũi và nghẹt mũi: Một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất của cảm lạnh là chảy mũi và nghẹt mũi. Khi bị cảm lạnh, niêm mạc đường hô hấp trẻ sẽ nhiễm trùng, gây tắc nghẽn, tạo ra dịch nhầy và dấu hiệu này xuất hiện.
– Ho: Ho là một phản ứng loại bỏ tác nhân gây cảm lạnh tự nhiên của cơ thể.
– Đau họng;
– Sốt nhẹ hoặc không sốt: Cảm lạnh thường không gây sốt cao, nhưng có thể đi kèm sốt nhẹ.
– Đau cơ – xương – khớp;
– Nôn mửa hoặc tiêu chảy: Một số trẻ có thể có triệu chứng tiêu chảy hoặc nôn mửa trong thời gian bị cảm lạnh.
– Mệt mỏi;
Tuy nhiên bố mẹ hãy nhớ rằng, các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện khi trẻ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp khác như viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,… Bởi thế, chỉ dựa trên chúng, bố mẹ không thể khẳng định chắc chắn vấn đề của trẻ là cảm lạnh hay một bệnh lý viêm đường hô hấp khác.
3. Cảm lạnh là một bệnh lý viêm đường hô hấp lành tính
Cảm lạnh thường không biến chứng nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp cảm lạnh sẽ tự khỏi mà không gây bất kỳ một vấn đề gì. Trong những trường hợp còn lại, cảm lạnh có thể tiến triển đến:
– Viêm họng: Đây không phải là một biến chứng nghiêm trọng và sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp y tế.
– Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là một biến chứng phổ biến của cảm lạnh. Virus gây cảm lạnh tại mũi, họng có thể lan sang tai giữa trong quá trình trẻ hô hấp và gây viêm tai giữa.
– Viêm xoang: Cảm lạnh có thể gây viêm xoang, nếu virus gây cảm lạnh di chuyển đến bộ phận này.
– Viêm phổi: Cảm lạnh có thể phát triển thành viêm phổi ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm.
– Viêm màng não: Mặc dù hiếm, nhưng virus gây cảm lạnh có thể cũng sẽ gây viêm màng não, nếu trẻ bị cảm lạnh có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm.
4. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Trẻ cảm lạnh uống thuốc gì?
4.1. Thuốc điều trị triệu chứng cảm lạnh
Trẻ cảm lạnh uống thuốc gì cho nhanh khỏi là vấn đề nhiều bố mẹ quan tâm. Tuy nhiên, phải khẳng định chắc chắn một điều với bố mẹ là: Hiện tại, cảm lạnh không có phương pháp điều trị đặc hiệu, bởi cảm lạnh là bệnh lý phát sinh do virus. Mặc dù vậy, với các thuốc điều trị triệu chứng, bố mẹ vẫn có thể hỗ trợ cơ thể bị cảm lạnh của trẻ hồi phục nhanh chóng. Các triệu chứng sốt và đau cơ – xương – khớp có thể được bố mẹ hạn chế bằng cách cho trẻ uống Paracetamol hoặc Ibuprofen (bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ sử dụng Aspirin để hạn chế các triệu chứng này ở trẻ, bởi Aspirin có thể gây hội chứng Reye rất nguy hiểm ở trẻ dưới 12 tuổi). Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho trẻ nhỏ mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để hạn chế các triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng,… Các triệu chứng này cũng có thể được hạn chế bằng cách xông hơi. Trước khi tiến hành các biện pháp kiểm soát triệu chứng cảm lạnh, tốt nhất là bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để được hướng dẫn chính xác.
4.2. Các lưu ý chăm sóc trẻ cảm lạnh khác
– Nghỉ ngơi đầy đủ: Để cơ thể có thời gian chiến đấu với virus và phục hồi, hãy cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ.
– Uống đầy đủ nước: Uống đầy đủ nước giúp cơ thể trẻ duy trì được tỷ lệ chất lỏng cần thiết để làm loãng dịch nhầy và hạn chế triệu chứng nghẹt mũi.
– Ăn đầy đủ dinh dưỡng: Trẻ bị cảm lạnh cần ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng – Chất đạm, chất béo, tinh bột, Vitamin và khoáng chất; đặc biệt là nhóm Vitamin và khoáng chất. Đây là nhóm dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
– Thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín: Nếu triệu chứng cảm lạnh không thuyên giảm hoặc có xu hướng nghiêm trọng hơn, trẻ phải được thăm khám và điều trị với chuyên gia tại các cơ sở y tế uy tín.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi trẻ cảm lạnh uống thuốc gì. Theo đó, bố mẹ chỉ có thể cho trẻ sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng để hỗ trợ cơ thể trẻ nhanh chóng hồi phục.
Nếu còn băn khoăn về bệnh lý viêm đường hô hấp này, liên hệ Thu Cúc TCI ngay để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc, bố mẹ nhé!