Cách dùng thuốc cảm lạnh cho trẻ em an toàn, hiệu quả

Tham vấn bác sĩ

Thuốc cảm lạnh cho trẻ em nên được dùng như thế nào an toàn hiệu quả? Đây hiện là thắc mắc của không ít phụ huynh có con mắc cảm lạnh. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp tới các bố mẹ cách dùng thuốc để giúp bé mắc cảm cúm vừa nhanh khỏi bệnh lại đảm bảo an toàn.

1. Không tự ý mua thuốc cảm lạnh cho trẻ em để điều trị bệnh

Không tự ý mua thuốc cảm lạnh để điều trị bệnh cho trẻ

Không tự ý mua thuốc cảm lạnh để điều trị bệnh cho trẻ

Không tự ý mua thuốc cảm lạnh để điều trị bệnh cho trẻ là một trong những điều quan trọng đầu tiên các bố mẹ cần nhớ khi nhà có bé mắc cảm lạnh. Dù là một bệnh thường gặp nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh cảm lạnh của bé vẫn có thể biến chứng nặng, vừa khó điều trị lại gây nhiều tổn hại đến sức khỏe của bé.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các thuốc dù điều trị bệnh đơn giản như cảm lạnh, cảm cúm, táo bón… cho trẻ đều có thể gây ra tác dụng phụ mà phụ huynh không ngờ tới. Việc bố mẹ tự ý mua thuốc điều trị bệnh cảm lạnh cho bé là không đảm bảo an toàn. Do đó, trẻ dưới 6 tuổi được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc không kê đơn. Các bé 6-12 tuổi khi uống bất kỳ thuốc gì thì bố mẹ cũng nên hỏi qua ý kiến bác sĩ.

2. Cho trẻ cảm lạnh đi khám bác sĩ và chăm sóc khoa học

2.1. Điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ chỉ định

Cho trẻ cảm lạnh đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp

Cho trẻ cảm lạnh đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp

Thực tế, cảm lạnh ở trẻ là một bệnh đơn giản, không nguy hiểm. Trẻ mắc cảm lạnh có thể khỏi bệnh sau 5 – 7 ngày mà không cần dùng thuốc, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu sau 2 ngày chăm sóc mà các triệu chứng cảm lạnh của bé không giảm, thậm chí tăng nặng hơn thì bố mẹ hãy cho bé đến khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Thường thì khi đi khám, trẻ sẽ được bác sĩ xác định bệnh để lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng của bé. Nhờ đó, các thuốc cảm lạnh cho trẻ em sẽ hạn chế tối đa nguy cơ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé.

Sau khám bệnh, bố mẹ cần đảm bảo cho bé tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bé cần được uống thuốc đủ liều lượng và thời gian để bệnh sớm khỏi hẳn.

2.2. Kết hợp chế độ chăm sóc khoa học cho trẻ cảm lạnh

Ngoài uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ, bố mẹ cần kết chế độ chăm sóc khoa học để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh cảm lạnh cho trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo chế độ chăm sóc cho bé cảm lạnh như sau:

– Duy trì vệ sinh mũi thường xuyên bé. Hàng ngày, bố mẹ nên vệ sinh mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9% để giữ cho đường hô hấp sạch sẽ.

– Hút dịch mũi nhẹ nhàng giúp bé dễ thở hơn. Nguyên nhân là vì các bé mắc cảm lạnh thường gặp triệu chứng nghẹt mũi gây nhiều khó chịu. Bố mẹ có thể sử dụng máy hút mũi chuyên dụng và thực hiện cẩn thận để tránh tổn thương mũi bé. Tuy nhiên, không nên áp dụng phương pháp hút mũi cho bé quá 3 ngày.

– Chia nhỏ bữa ăn và ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa cho bé mắc cảm lạnh. Nguyên nhân làm vì bé mắc cảm lạnh thường mệt mỏi nhiều, không cảm thấy ngon miệng nên dễ bị chán ăn. Bố mẹ nên chế biến các món dễ ăn như cháo hay súp trong những ngày bé bị bệnh.

– Cháo gà là một gợi ý tuyệt vời cho các bé cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cháo gà có tác dụng làm sạch đường hô hấp, hỗ trợ bé mắc cảm lạnh giảm hẳn các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể bỏ thêm một số gia vị như gừng, tía tô… để tăng tác dụng giải cảm nếu bé có thể ăn được.

– Đảm bảo bé cảm lạnh được nghỉ ngơi nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cơ thể bé hồi phục và mau hết bệnh hơn.

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, đảm bảo phòng ngủ, đồ chơi và đồ dùng của bé luôn được vệ sinh thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm khuẩn.

– Hạn chế cho bé cảm lạnh ra ngoài trời, đặc biệt trong thời tiết lạnh. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bố mẹ hãy giữ ấm cho bé cảm lạnh thật cẩn thận.

thuốc cảm lạnh cho trẻ em

Cháo gà là một gợi ý tuyệt vời cho bé đang mắc cảm lạnh

3. Chủ động phòng bệnh cảm lạnh cho trẻ

Bệnh cảm lạnh ở trẻ rất dễ tái lại. Do đó, sau khi đã khỏi bệnh cảm lạnh, bố mẹ vẫn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh cho con:

– Hãy đảm bảo trẻ luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng hướng dẫn con rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với động vật hoặc sau khi đi vệ sinh.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc gần với người đang mắc cảm lạnh hoặc có triệu chứng cảm lạnh để tránh nguy cơ bị tái nhiễm bệnh.

– Hãy giáo dục trẻ thói quen che miệng khi ho hay hắt hơi. Mục đích là để ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn, virus bị lây lan ra môi trường xung quanh.

– Khuyến khích, nhắc nhở bé không nên sờ tay vào khu vực mắt, mũi và miệng, cũng như hạn chế việc mút tay hoặc cắn móng tay.

– Giữ cho phòng ở, đồ chơi và các vật dụng của bé luôn được vệ sinh thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn và virus phát triển.

– Bố mẹ còn có thể khuyến khích trẻ mang theo chai rửa tay khô khi ra ngoài để vệ sinh tay cho bé khi cần thiết.

Ngoài ra, các bố mẹ cũng nên chú ý đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo đúng quy định của Bộ Y tế. Lý do là bởi việc được tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp cơ thể bé có thêm nhiều kháng thể – hàng rào vững chắc giúp bé chống lại bệnh tật, tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Như vậy, nếu nhà có trẻ cảm lạnh, bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc cảm lạnh cho trẻ em phù hợp, đạt hiệu quả điều trị tốt chứ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ. Trong quá trình điều trị bệnh tại nhà, nếu bé xuất hiện các triệu chứng bất thường, bố mẹ hãy đưa con tới ngay Thu Cúc TCI để bé được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital