Menu xem nhanh:
1. BỆNH GIANG MAI LÀ GÌ
Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Ở nữ giới, bệnh có thể gây sẩy thai, lưu thai hay gây nên các dị tật bẩm sinh, câm điếc, bệnh về khớp hay giang mai bẩm sinh.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
– Bệnh giang mai do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn yếu, có sức sống dai dẳng ở môi trường ẩm ướt, tuy nhiên chỉ sống được vài tiếng khi ra khỏi cơ thể.
– Bệnh giang mai lây qua đường tình dục là chủ yếu. Trong thời gian này trên bề mặt da hoặc niêm mạc bị tổn thương có một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai rất dễ lây truyền cho đối phương qua quan hệ tình dục.
– Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai; cho con bú sữa (trường hợp này ít gặp hơn), ngoài ra còn có thể lây qua đường truyền máu.
3. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH
Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh từ 9 đến 90 ngày (trung bình là khoảng 21 ngày) trước khi những dấu hiệu đầu tiên và triệu chứng của bệnh xuất hiện.Mỗi giai đoạn, bệnh giang mai có những triệu chứng khác nhau. Một số người mắc bệnh còn không có bất kì dấu hiệu nhiễm trùng nào hoặc dấu hiệu rất nhẹ. Tuy nhiên, ngay cả khi dấu hiệu nhiễm trùng tự biến mất thì vi trùng vẫn còn sống.
– Giai đoạn đầu: Là giai đoạn rất dễ lây nhiễm, xuất hiện sau khi nhiễm xoắn khuẩn từ 10 – 90 ngày và có thể kéo dài từ 1 – 5 tuần. Ở giai đoạn này, bộ phận sinh dục bắt đầu xuất hiện những vết loét nhỏ (được gọi là săng giang mai) nhưng không đỏ, không đau trừ khi bị bội nhiễm. Săng thường hình thành nơi xuất hiện nhiễm trùng, chủ yếu là trên âm hộ, cổ tử cung, âm đạo, môi hoặc lưỡi. Săng xuất hiện nơi nào tức là nơi đó đã bị xoắn khuẩn xâm nhập.
– Giai đoạn 2: Giai đoạn này, xoắn khuẩn đã theo đường máu xâm nhập vào các bộ phận trên cơ thể. Triệu chứng đầu tiên là phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng không gây ngứa, ban có thể có màu nâu đốm đỏ hoặc đỏ. Bên cạnh đó, ban có thể xuất hiện ở cổ họng, cổ tử cung hoặc miệng. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, rụng tóc và đau ở các cơ bắp.Trong giai đoạn này, bệnh có thể lây nhiễm sang bạn tình nếu không có phương pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn.
– Giai đoạn 3 – giai đoạn giang mai kín: Ở giai đoạn này, các triệu chứng của giang mai hầu như biến mất. Tuy nhiên, bệnh vẫn tồn tại, âm thầm phát triển và có thể tái phát bất cứ lúc nào. Đến giai đoạn này, bệnh chỉ có thể phát hiện bằng phương pháp xét nghiệm huyết thanh.
– Giai đoạn 4 – giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này các triệu chứng bắt đầu nặng nề hơn, bao gồm các vấn đề về thần kinh, mù mắt, mất trí nhớ, vô sinh, thậm chí còn gây tử vong. Giai đoạn này thường xuất hiện sau một vài năm kể từ khi bắt đầu bị lây nhiễm.
4. CHẨN ĐOÁN BỆNH GIANG MAI
Để phát hiện bệnh giang mai ở nữ giới hầu hết các chị em phải thực hiện các bước sau:
4.1 Thăm khám lâm sàng
Đầu tiên bệnh nhân sẽ được gặp trực tiếp bác sĩ và nêu các triệu chứng mà bạn gặp phải để bác sĩ có thể xác định bệnh, nguyên nhân gây bệnh cũng như các bệnh lý liên quan khác. Các xét nghiệm kiểm tra cần thiết cũng sẽ được định hình từ bước này.
4.2 Làm các xét nghiệm kiểm tra cụ thể
Các bạn sẽ được xét nghiệm bệnh bằng các máy móc y hoa hiện đại, từ đó có thể xác định bạn có mắc bệnh giang mai hay không. Các xét nghiệm gồm:
– Phương pháp soi kính hiển vi: Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch ở các vết loét trên da, niêm mạc và cơ quan sinh dục, soi trên kính hiển vi để tìm ra xoắn khuẩn giang mai. Tuy nhiên, giang mai ở giai đoạn đầu rất khó chuẩn đoán bởi bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng.
– Phương pháp xét nghiệm máu: Như đã nói ở trên, khi kết thúc giai đoạn 1, bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 2. Lúc này các triệu chứng bên ngoài biến mất nhưng thực chất nó đã ngấm vào máu. Vì thế cách xét nghiệm tốt nhất đó là xét nghiệm máu để kiểm tra RPR và VDRL. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính điều đó cho biết xoắn khuẩn giang mai đã tồn tại trong máu.
– Phương pháp xét nghiệm dịch não tủy: phương pháp này thường sử dụng để tìm ra bệnh ở giai đoạn cuối bởi lúc này xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và gây ra một loạt biến chứng đã kể trên.
– Phương pháp xét nghiệm nước ối: Thường áp dụng cho phụ nữ đang mang thai để phát hiện mẹ đã lây sang con hay chưa. Sau khi lấy mẫu nước ối sẽ tiến hành kiểm tra kính hiển vi để phát hiện xoắn khuẩn giang mai.
5. PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ GIANG MAI Ở PHỤ NỮ
Hiện nay phương pháp hỗ trợ điều trị giang mai ở phụ nữ chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu phát hiện chậm, thuốc chỉ làm diễn biến của bệnh chậm lại và không có triệu chứng bộc lộ ra bên ngoài chứ không thể tiêu diệt hết xoắn khuẩn gây bệnh. Bởi xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng.
Trong quá trình hỗ trợ điều trị, người bệnh phải hoàn toàn tuân thủ vào liệu trình và đơn thuốc của bác sĩ . Tuyệt đối không bỏ ngang, tăng liều thuốc hoặc dùng thuốc khác đè lên. Tuy nhiên trong quá trình hỗ trợ điều trị, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số bài thuốc và món ăn Đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
6. KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ GIANG MAI TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THU CÚC
Chuyên khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc được giới chuyên môn đánh giá cao cũng như nhận được phản hồi tốt từ phía người bệnh về dịch vụ hỗ trợ điều trị các bệnh xã hội nói chung và bệnh giang mai ở nữ nói riêng. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, nhiệt huyết và hiểu tâm lý bệnh nhân, bệnh nhân đến thăm khám hoàn toàn có thể yên tâm hỗ trợ điều trị bệnh mà không có cảm giác tự ti, mặc cảm khi đến hỗ trợ điều trị các bệnh xã hội.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng tập trung đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại như máy siêu âm màu 4D, hệ thống máy sinh hóa, máy đo nước tiểu tự động… để hỗ trợ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh một cách nhanh chóng và chính xác.
Khi điều trị giang mai ở phụ nữ tại Bệnh viện Thu Cúc, bạn có thể đặt lịch khám thông qua hệ thống Internet (email, chat,…) hoặc gọi điện trực tiếp đến tổng đài, các chuyên viên tư vấn sẽ đưa cho bạn lời khuyên hữu ích nhất vì thế bạn sẽ không mất nhiều thời gian trong việc chờ đợi khám bệnh.
Về chi phí: Đến khám và hỗ trợ điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc, bạn sẽ được thanh toán theo Bảo hiểm y tế (nếu có). Đồng thời mức chi phí được bệnh viện niêm yết công khai nằm trong khung quy định của Bộ Y tế nên bạn không cần quá băn khoăn về mức chi phí tại đây.
7. Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH KHI ĐƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Chị Minh Hằng (Ý Yên – Nam Định) chia sẻ: “Tôi đã từng rất mặc cảm với bệnh giang mai và có ý định không đi khám và hỗ trợ điều trị bệnh vì không vượt qua được cảm giác tự ti, xấu hổ. Tuy nhiên, khi đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, tôi hoàn toàn bất ngờ. Các bác sĩ rất nhiệt tình, chu đáo động viên và hỗ trợ điều trị bệnh cho tôi. Bên cạnh đó, trang thiết bị y tế cũng như cơ sở vật chất hiện đại giúp bệnh của tôi phục hồi nhanh chóng. Cảm ơn Bệnh viện Thu Cúc đã đưa tôi về cuộc sống bình thường!”.
Lưu ý: Những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.